Saturday, August 29, 2009

Kinh tế vi mô (2): Hiệu quả và công bằng (Efficiency & Equity)

Bài này bàn về tính Hiệu quả và Công bằng (Efficiency & Equity) khi phân bổ các nguồn lực - vốn khan hiếm, trong XH.

Như ta đã biết (hoặc nếu chưa biết thì bây h biết ;) ), 1 trong 10 nguyên lý kinh tế học đó là: nguồn lực thì có hạn nhưng nhu cầu của con ng` là vô hạn => luôn fải đối mặt với sự khan hiếm nguồn lực & do đó, fải đánh đổi. Câu hỏi là: con người đánh đổi ntn? Về mặt nguyên tắc, 1 người sẽ lựa chọn sao cho tối đa hóa lợi ích của họ, nói cách khác, sử dụng thời gian + tiền bạc của họ sao cho phần nguồn lực khan hiếm họ nhận đc là lớn nhất.

Đối với xã hội, lợi ích xã hội đc tạo ra khi thị trường kết hợp các quyết định của mỗi cá nhân lại với nhau.

Trước khi bàn về tính hiệu quả và công bằng, ta sẽ đề cập đến n~ phương pháp được sử dụng để fân bổ các nguồn lực. Cụ thể, có 8 pp như sau:


  1. Theo giá thị trường (market price): nguồn lực thuộc về những ai có khả năng chi trả & sẵn sàng chi trả.
  2. Yêu cầu/mệnh lệnh (command): được phân bổ theo mệnh lệnh của người điều hành. ví dụ: trong cty, bạn fải làm theo lệnh của sếp; trong quân đội, bạn fải tuân thủ lệnh cấp trên... Phương pháp này sẽ fát huy tác dụng ở những nơi (1) được sắp xếp/tổ chức cũng như phân bổ quyền lực & trách nhiệm rõ ràng và (2) dễ dàng theo dõi, điều hành các hoạt động. Ngược lại, nó ko thích hợp đối với những nơi (1) cơ cấu tổ chức & fân bổ quyền lực ko rõ ràng và (2) khó theo dõi, điều hành các hoạt động, nghĩa là cấp dưới có thể dễ dàng lòe bịp cấp trên về những gì họ đã làm.
  3. Nguyên tắc số đông (majority rule): nguồn lực fân bổ theo lựa chọn của số đông. phương pháp này sẽ fát huy tác dụng trong trường hợp (1) quyết định đưa ra ảnh hưởng đến phần lớn cá nhân trong cộng đồng đó và (2) những lợi ích cá nhân fải bị triệt tiêu để có thể fân bổ nguồn lực 1 cách hiệu quả nhất. Nhược điểm của pp này là nó có thể bị lợi dụng bởi 1 số người/1 nhóm người: họ cố gắng gây ảnh hưởng để quyết định đưa ra có lợi nhất cho họ.
  4. Cạnh tranh (contest): nguồn lực được dành cho người thắng cuộc trong cạnh tranh. ví dụ: trong thể thao, cũng như trên thương trường B-). (có thể nói rằng Bill Gates đã chiến thắng các đối thủ trong cuộc chiến sx fần mềm & kquả là ôg ta nhận đc đống lợi nhuận khổng lồ). PP này fát huy tác dụng trong trường hợp rất là khó để đánh giá sự nỗ lực của các đối thủ cũng như khó để có thể "thưởng" trực tiếp.
  5. Theo thứ tự (first-come, first-served): nguồn lực đc dành cho người nào đến đó trước. ví dụ: có n~ quán ăn ko nhận đặt chỗ trước => ai đến trước có chỗ, đến muộn thì nhịn /:); hoặc 1 buổi giới thiệu sách & bác nhà văn ký tên vào sách cho độc giả hâm mộ: ai đến trước ký trước, ai đến sau thì xếp hàng. PP này fát huy tác dụng khi nguồn lực khan hiếm (bác nhà văn) chỉ có thể "fục vụ" cho duy nhất 1 người tại 1 thời điểm bất kỳ. ưu điểm của nó là tối thiểu hóa thời gian chờ đợi. tuy vậy, trong 1 số trường hợp pp này cần 1 chút vũ lực để buộc mọi người tuân thủ đúng thứ tự (vdụ cho 1 số ng` VN ko thích xếp hàng, haiz).
  6. Xổ số (lottery): rất đơn giản là, ai là người "may mắn": chọn (hoặc được đưa cho) đúng dãy số trúng thưởng, bước vào cửa hàng vào đúng "thời khắc" chờ đợi (khách hàng thứ 10000, vdụ thế), ăn đúng gói bim2 trúng thưởng .v.v. Vì dựa trên 1 thứ rất "ơ hời" tên là May mắn, nên pp này, đc khuyến nghị là chỉ dùng khi KO CÒN CÁCH NÀO KHÁC để fân bổ những nguồn lực khan hiếm 1 cách hiệu quả.
  7. Theo đặc điểm cá nhân (personal characteristics): như tên gọi của pp này, nguồn lực đc fân bổ cho n~ cá nhân có đặc điểm fù hợp với yêu cầu đề ra. vdụ: trong tìm vợ/chồng (ai fù hợp với "tiêu chuẩn" của mình thì yêu B-) ); tuyển dụng kiểm toán, tín dụng luôn có câu "ưu tiên nam giới" (thật là ức chế >.<).
  8. Vũ lực, bạo lực (force): nguồn lực có được bằng vũ lực/bạo lực... nói chung là ko ôn hòa :-s. Bad side của pp này, như trường hợp chiến tranh hay trộm cắp. Tuy nhiên, pp này cũng có good side và đây mới là điều quan trọng. 1, trộm cắp, là 1 tuyên ngôn có ý nghĩa trong trường hợp các hảo hán "cướp của người giàu chia cho người nghèo". 2, đây là cơ sở pháp lý tạo ra quyền tự do trao đổi trên thị trường. Có thể giải thích cụ tỉ hơn về (2) như sau: khuôn khổ fáp lý là căn cứ để nền kinh tế thị trường có thể vận hành. Nếu như ko có tòa án để tạo ra tính fáp lý cho các hợp đồng, hoạt động kinh doanh sẽ ko thể diễn ra. Mà tòa án, nếu ko có quyền áp dụng biện fáp vũ lực trong trường hợp cần thiết, thì sẽ ko thể tạo ra tính fáp lý kia được. Vì vậy, chính quyền trao cho tòa án quyền lực tối cao để "do their business". Rộng hơn, pháp luật cũng là "bedrock" (hòn đá nền tảng) cho đời sống kinh tế bởi vì trong XH có luật fáp, côg dân có thể sống, làm việc (cũng như chơi bời, yêu đương, too) và YÊN TÂM rằng tài sản của họ được bảo vệ.
Tiếp theo, ta sẽ nghiên cứu cụ thể về nguyên tắc "tối đa hóa lợi ích" khi ra quyết định. Đây cũng là định nghĩa về tính Hiệu quả trong phân bổ nguồn lực.

Các nguồn lực được phân bổ có hiệu quả khi cách sử dụng chúng mang lại lợi ích cao nhất cho con người. Kết quả này có được khi và chỉ khi lợi ích biên bằng chi phí biên, tức là MB = MC

Xem phần dưới đây để hiểu về về lợi ích biên và chi phí biên


From KAF








Như vậy, xem xét trong thị trường cạnh tranh:

Tại mức sản lượng cân bằng, nó là hiệu quả vì
  • MSB = MSC
  • total surplus max
Bàn về tính hiệu quả trong thị trường cạnh tranh, Adam Smith đã đưa ra thuật ngữ "bàn tay vô hình" (invisible hand). Theo ông, trong thị trường này, mỗi cá nhân bị dẫn dắt bởi 1 "bàn tay vô hình", dẫn đến kết cục ko phụ thuộc vào chủ ý của họ: chính là thị trường khiến các nguồn lực được phân bổ hiệu quả nhất. Điều này đã đúng và vẫn đúng cho tới nay.

Trường hợp sản lượng ở dưới mức sản lượng cân bằng, được gọi là tình trạng "underproduction", nó tạo ra "deadweight loss" (DWL). Đây là phần mất đi trong tổng thặng dư "total surplus", do việc sản xuất ko hợp lý (sản lượng ít hơn mức cân bằng). Phần lỗ (loss) này thuộc về cả providers & buyers.

Tương tự, nếu sản lượng ở trên mức sản lượng cân bằng, được gọi là "overproduction", cũng tạo ra DWL. Tuy nhiên, phần DWL này thuộc về xã hội, thay vì providers hay buyers.

Xem hình minh họa dưới đây


From KAF

From KAF
Có 6 vấn đề làm cản trở tính hiệu quả trong phân bổ nguồn lực, bao gồm:
  1. Quy định (giới hạn) giá & sản lượng, vdụ như giá trần, giá sàn... (price & quantity regulation)
  2. Thuế & trợ cấp (taxes & subsidies)
  3. Hiệu ứng ngoại biên (externalities)
  4. Hàng hóa công cộng & tài nguyên chung (ko thuộc về ai) (public goods & common resources)
  5. Độc quyền (monopoly)
  6. Chi phí giao dịch (transaction cost)
(ở đây chỉ liệt kê, các bài viết tiếp theo sẽ trình bày cụ thể hơn về những vấn đề này)

Với các vấn đề kể trên, nếu chỉ phân phối nguồn lực theo giá thị trường thì khó có thể đạt được tính hiệu quả. Trong 1 thị trường, các cách phân bổ khác được sử dụng đó là:
  • Nguyên tắc số đông
  • Theo yêu cầu/mệnh lệnh tại các DN trong thị trường đó
  • Ai đến trước dùng trước
Thực tế cho thấy tại 1 thị trường như vậy, nguồn lực đc fân bổ rất hiệu quả!

Cuối cùng, chúng ta sẽ nói về tính Công bằng trong phân bổ nguồn lực (Equity, hay Fairness). Nếu như các nhà kinh tế học có thể thống nhất với nhau thế nào là Efficiency, thì đối với Equity, lại có 2 cách nhìn rất khác nhau.

Cách thứ nhất, Fair result, hướng tới mục tiêu "hạnh fúc lớn nhất cho số người nhiều nhất có thể". Trường fái này đc gọi là "utilitarianism" & n~ ng` theo fái này đc gọi là "utilitarian". Họ cho rằng nguồn lực đc fân chia công bằng chỉ khi mọi người đều nhận đc n~ phần như nhau. Nghĩa là cần phải lấy của ng` giàu chia cho ng` nghèo, tới khi nào trong XH ko còn ai giàu & cũng chẳng còn ai nghèo. Họ giải thích rằng: (1) mọi người là như nhau nên có khả năng & nhu cầu hưởng thụ ngang nhau (2) theo quy luật lợi ích cận biên giảm dần, 1$ thêm vào ví của ng` giàu sẽ có ít já trị hơn là 1$ đó thêm vào túi của ng` nghèo.

Quan điểm này bị fản bác bởi các lý do: (1) sẽ charge vào đâu? nếu đánh vào thu nhập (income) thì nó sẽ làm giảm tinh thần hăng hái làm việc; nếu đánh vào các khoản tiết kiệm (saving), nó sẽ làm giảm nguồn vốn trong XH => cả labor lẫn capital đều giảm => economic growth giảm. (2) 1$ lấy đi từ ví của ng` giàu sẽ ko có nghĩa là 1$ thêm vào túi của ng` nghèo, vì quá trình transfer này cũng tạo ra chi phí: chi fí duy trì bộ máy hành chính làm việc thu $, chuyển $, tính toán ai fải nộp, nộp bao nhiêu... (chưa nói đến rủi ro đạo đức với n~ chuyện thất thoát, ko tham ô tham nhũng...). Tóm lại, đó là sự đánh đổi giữa Công bằng và Hiệu quả. Càng muốn tạo ra sự công bằng thì càng fi hiệu quả trong fân fối nguồn lực.

Nhằm giảm bớt n~ hạn chế của trg` fái utilitarianism, quan điểm "make the poorest as welloff as possible" được đưa ra. Đúng như tên gọi, mục tiêu trong fân fối nguồn lực mà quan điểm này đề ra là làm hết sức để khiến cho n~ người nghèo nhất trở nên khá khẩm hơn. Theo đó, ko nên đánh thuế quá cao, làm tổn hại nền kinh tế, bởi 10% của 1 miếng bánh nhỏ có khi chẳng bằng 0.1% của 1 miếng bánh lớn!

Tuy vậy, Fair result vẫn bị chỉ trích vì nó đòi hỏi sự thay đổi, khi mà cuộc chơi đã kết thúc. Và bản thân điều này đã là ko công bằng!

Cách nhìn thứ hai, Fair rules, cho rằng: sẽ là ko công bằng nếu như luật chơi ko bình đẳng. Cách nhìn này dựa trên 1 nguyên tắc về đạo đức, tên là "nguyên tắc tương xứng": n~ người ở trong hoàn cảnh giống nhau fải đc đối xử như nhau, hay nôm na là hãy đối với ng` khác theo cách mà anh muốn ng` ta đối xử với anh. Translate sang ngôn ngữ kinh tế học, nó có tên là "equality of opportunity". Nhưng mà "bình đẳng về cơ hội" để áp vào đâu, khi làm cái gì? Bác Robert Nozick đã trả lời câu hỏi này, = cách đưa ra 2 rules như sau:
  1. Chính quyền fải ban hành luật để cho fép tồn tại và bảo vệ quyền tư hữu. Cụ thể:
    • n~ gì có giá trị fải thuộc về sở hữu tư nhân
    • chính quyền fải đảm bảo rằng trộm cắp bị ngăn chặn.
  2. Tài sản thuộc sở hữu tư nhân chỉ có thể đc chuyển giao từ ng` này sang ng` khác khi có sự tự nguyện trao đổi giữa 2 bên. Tức là anh chỉ có thể có đc cái gì đó 1 cách hợp fáp = cách mua bán trao đổi bình đẳng & tự nguyện.
Nozick's rules fù hợp với nguyên tắc tương xứng. Nếu như n~ rules này bị vi fạm thì nguyên tắc tương xứng cũng ko còn. Giả sử,
  1. Những gì có giá trị ko thuộc về sở hữu cá nhân. Như vậy nó sẽ là hàng hóa công cộng hoặc là tài nguyên tự nhiên => kẻ có quyền lực sẽ chiếm đoạt => tài sản ĐÃ thuộc về sở hữu cá nhân => trái với giả thiết ban đầu
  2. Ko có quyền tự do trao đổi tài sản => tài sản đc trao đổi 1 cách ko-tự-nguyện & như thế, chính là trộm cắp.
2 t/huống này đều cho thấy sự vi fạm nguyên tắc tương xứng. Chỉ kẻ có quyền lực mới có đc n~ j` họ muốn & kẻ yếu thế sẽ chỉ còn lại n~ thứ mà fe kia đã ko thèm.

Ngược lại, khi "luật của Nozick" được tuân thủ, mọi ng` đều đc đối xử như nhau. Họ đc tự do sử dụng năng lực cũng như kỹ năng cá nhân để tạo ra n~ thứ có giá trị và trao đổi thành quả đó với ng` có nhu cầu.

Kết luận về Hiệu quả & Công bằng.

Nếu quyền tư hữu được pháp luật bảo vệ cũng như quyền tự do trao đổi được tồn tại trong một thị trường cạnh tranh, nguồn lực sẽ đc fân bổ hiệu quả Nếu ko có sự tồn tại của
  1. quy định về giá or sản lượng
  2. thuế & trợ cấp
  3. hiệu ứng ngoại biên
  4. hàng hóa công cộng & tài nguyên nguồn tự nhiên
  5. độc quyền
  6. chi phí giao dịch
Khi đó, theo Nozick's rules, fân fối đồng thời đã đạt đc sự công bằng

11 comments:

  1. Em chưa hiểu nhiều kiến thức chuyên ngành lắm, cũng như vài thuật ngữ, nhưng em thấy cũng dễ hiểu chút do cách chị trình bày và lấy ví dụ. Cho em hỏi, đây cũng là kiến thức của Econs hả chị???

    ReplyDelete
  2. tài liệu của bạn rất hữu ích, thanks!

    ReplyDelete
  3. @ anonymous (10.43 Jul 12, 2010): u're welcome :)

    ReplyDelete
  4. @ na ná volumn 2 CFA :)

    ReplyDelete
  5. uh t học xog tóm tắt lại muh :))

    ReplyDelete
  6. Hèn chi Vinh đọc thấy cái structure giống CFA. Rất bổ ích (vinh review kiến thức bằng tài liệu của bạn)

    ReplyDelete
  7. Chị Trang ơi, đọc mấy bài viết về CFA của chị e thấy thích quá đỗi!! Em cũng thích CFA lắm vì đơn giản, vừa được học Tiếng Anh, vừa được học Tài chính, lại vừa được ứng dụng nhiều vào thực tế chứ không như chương trình học của các trường DH. Thế là em cũng kiếm được người tiền bối để lấy đó là gương rồi. Mấy bài viết về CFA em đọc đi đọc lại mấy lần rùi đấy, em thích lắm cơ! Em muốn làm quen với chị lắm í, mong chị đừng từ chối ạ, vì trước lạ sau quen mà :D:D. Nếu chị đồng ý, mong chị add nick yh : sweetcheese_99@y.c.vn hoặc skype : sweetcheese90 của em để phản hồi mong mỏi của em ạ.

    ReplyDelete
  8. Chi oi cho em hoi voi,em dang doc schweser ,sau khi doc xong moi unit,lam cac cau hoi cua sach thi nen lam them cac cau hoi va bai tap o dau ha chi,em thay sach chi co trung binh 10 cau,ma bai tap thi rat it. Con ve Phan micro nay co nhieu muc ma trong sgk (nxb truong DHKTQD) khong co,em doc lan dau cung hoi bi choang,rat mon chi chi giao

    ReplyDelete
  9. C ko rõ em đang tự học hay đã đăng ký thi? Nếu đã đăng ký thi thì sẽ có sách (curriculum) của CFA, tạm hiểu curriculum là sách giáo khoa, còn schweser chỉ là quyển tóm tắt lại sách giáo khoa cho dễ nhớ, dễ học. Học theo Schweser cũng đc, n` người học nthế, nhưng em chú ý là Schweser bỏ qua 1 số phần trong SGK đấy.
    "Nguồn" câu hỏi & bài tập:
    1. curriculum
    2. Schweser
    3. phần mềm Qbank (em search Google, tìm rồi cài vào máy tính)
    4. 1 ít ở website Investopedia: http://www.investopedia.com/professionals/cfa/#axzz1VuwKjlg8
    Em cứ làm hết đc đống này thì cũng ko cần thêm gì nữa đâu ^^
    Nếu vẫn cần thêm thì: ngoài Schweser cũng còn nhiều "sách tóm tắt" và các kiểu "trung tâm luyện thi" CFA, như là Kaplan, Stalla, FTMS... các bác này cũng 1 kho bài tập, bài test, em cứ search GG hoặc join mấy 4rum về CFA, trao đổi với các bạn ở í là ra hết àh. C học từ xưa r nên hơi outdate :">

    ReplyDelete
  10. chị ơi, em đmg có bài tập nhóm hỏi là" hãy phân tích hiện tại tiền phân bổ trong thị trường CK phân bổ theo nguyên tắc nào: market price, command, majority rule, contest, first come first served, ...? Hãy dùng ý nghĩa cung cầu để giải thích xem liệu giá cổ phiếu giảm thì demmand cho cổ phiếu này có tăng không?" Em tìm tài liệu tham khảo thì thấy bài này của chị nhưng vì còn hạn chế kiến thức nên ko biết bắt đầu từ đâu nên mạo muội hỏi ý kiến chị, chị có thể cho em xin outline cũng như source tìm kiếm về đề bài này không? Em xin cảm ơn chị nhiều.

    ReplyDelete
    Replies
    1. 1. Đơn giản nhất là, em hãy dùng pp loại trừ. C lâu rồi ko đụng đến kiến thức này nên lúc đầu hơi bị 'đơ' trc câu hỏi của em. Nhưg đọc lại definition của từng pp fân bổ, c lần lượt loại trừ tất cả các pp và chỉ còn lại market price thôi :).

      Để chứng minh một cách mạnh mẽ hơn cho ý kiến đó (tức là "tiền phân bổ theo nguyên tắc market price") thì em có thể support thêm bằng lý thuyết "market efficiency" (thị trường hiệu quả) và/hoặc "invisible hand" (bàn tay vô hình) (c tạm thời ko nhớ ra invisible hand là 1 fần trong market efficiency hay là 1 fần riêng :"> ).

      2. C ko tự tin lắm để trả lời câu này nên là tạm thời chưa có câu trả lời cho em, sozi :">

      Delete