Thursday, October 24, 2013

Bạn có muốn email của bạn được quăng vào thùng rác ngay lập tức không?

Bài này mở đầu cho series tên là 'soft skills'. Mình ko biết các bạn nghĩ soft skills phải là cái gì ghê gớm, hay cũng có người cho rằng soft skill thì quan trọng quái gì, nhưng, thưa bạn, bạn cứ đòi hỏi 'môi trường làm việc chuyên nghiệp' mà đến gửi một cái email bạn csòn chả gửi nên hồn, thì bạn chuyên nghiệp vào đâu hả bạn???

---
Bạn có muốn email của bạn được người nhận quăng vào thùng rác ngay lập tức không?

Nếu có, hãy làm theo các cách sau đây:

1. "Phủ đầu" ngay từ subject, bằng cách:
- Gửi mail không subject
- Subject chung chung vớ vẩn. Ví dụ: mìh làm việc với cả trăm cái hợp đồng, nhưng gửi mail cho mình subject vỏn vẹn là 'hợp đồng', hay là 'Linh gửi'. Có cả trăm bạn gửi bài cộng tác, thì email đề subject là 'bài cộng tác', rồi thì còn 'anh chị check giúp em', rồi thì 'em gửi tòa soạn', kiểu kiểu thế. Thế rồi bạn nhờ mình check luận văn, đương nhiên ko fải chỉ có 1 mình bạn, mìh check luận văn cho ko dưới 10 người rôi. Nhưng subject bạn yêu quý gửi mình là 'luận văn!' hay 'chị gửi Trang'.

Tất nhiên mình vẫn phải check trong đau khổ, và hậm hực nghĩ đến chuyện sau này muốn bới lại chính xác cái email đấy, thì không biết phải bới kiểu gì, giữa hàng trăm 'hợp đồng', hàng nghìn 'bài cộng tác', hàng tá 'luận văn'???

2. Đập vào mắt
HÃY ĐẬP VÀO MẮT NHAU BẰNG CÁCH VIẾT VỚI PHÍM CAPS LOCK ON NHƯ THẾ NÀY. ĐẢM BẢO LÀM CHO ĐỐI PHƯƠNG NGỨA MẮT.

3. Tên file attached
Tương tự như subject, file attached hợp đồng thì đặt tên file là Hop dong, file luận văn đặt tên là Luan van, file bài cộng tác đặt tên là Bai cong tac...

Thế xong rồi cứ để cái đứa người nhận khóc dở mếu dở mà đặt lại tên nhé. Việc của mày, cóc phải việc của ông.

4. Ủa chứ attach file là cái gì vại?
Hãy coi như là cái thứ 'attach file' chưa từng tồn tại trên cõi đời này. Không có tach tiếc gì hết, viết xong copy paste bài viết í vào mail, hoặc là gõ thẳng ở mail luôn chứ cũng không cần biết Word là cái giống gì hết.

Tạm thời mìh mới nghĩ ra 4 kế đó, nếu nghĩ ra thêm cái gì sẽ bổ sung cho các bạn. Chúc các bạn thành công!
--
[2013.10.25 - bổ sung]

5. Râu ông nọ cắm cằm bà kia
Dù vô ý hay cố tình, hãy cứ cọp pi 1 cái nội dung email đáng ra gửi cho người này để quăng cho người khác, không cần sửa chi hết. Về cùng 1 nội dung cũng được, về 2 nội dung khác nhau cũng ko sao.

Chả hạn, Hợp đồng gửi cho anh Long đem cọp pi sang chị Ngọc, email vẫn ngọt xớt "anh Long ơi anh Long à...".

Mặt khác, khi forward email, thì hãy cứ để nguyên đấy những cái nội dung không liên quan. Ví dụ thằng khách đáng ra chỉ hỏi (1) thôi nhưng email forward cho nó đưa ra cả 99 thứ khác: thông tin về khách hàng khác, hợp đồng khác, giá cả khác .v.v. Trong trường hợp ấy, công ty sẽ rất là biết ơn bạn vì đã leak thông tin của công ty ra ngoài.


---
Thế còn, nếu lỡ có ai mà cứ thích phải làm ăn tác phong chuyên nghiệp này nọ, thì, chẹp, đành phải bày cho các bạn làm dư lày.

Giải quyết (1) và (3): Subject email và tên file
Mình thường để theo format này:
[Tên người/tổ chức] Nội dung email
[Tên người/tổ chức] Nội dung file - date

Ví dụ:
[Lax] [Truyện ngắn] ABC 2013.08.12
[XYZ Corp] Leasing contract w ABC client 2013.10.22
[Thanh Trần - TCDN 47C] [Luận văn] Thực trang abc và giải fáp nâng cao abc tại Ngân hàng X 2013.10.11

Đối với date, hồi xưa mình để thứ tự là ngày tháng năm, nhưng mà khi sort thì nó sẽ bị lộn tùng fèo nên là để năm tháng ngày thì tiện hơn. Và việc để date ở tên file còn có tác dụng cho bạn biết các version khác nhau của cùng 1 văn bản. Ví dụ với cái luận văn ở trên kia, b có thể đặt tên rõ ràng hơn:


[Thanh Trần - TCDN 47C] [Luận văn] Thực trang abc và giải fáp nâng cao abc tại Ngân hàng X draft - 2013.10.11

Khi thầy đọc và rep xog cho bạn, bạn gửi lại bản draft 2:
[Thanh Trần - TCDN 47C] [Luận văn] Thực trang abc và giải fáp nâng cao abc tại Ngân hàng X draft - 2013.11.04

Cuối cùng bạn sẽ có bản final:

[Thanh Trần - TCDN 47C] [Luận văn] Thực trang abc và giải fáp nâng cao abc tại Ngân hàng X final - 2013.12.03

(Có thể viết tắt cho đỡ dài)

Và bạn để ý mà xem, nếu 3 cái ngày tháng ở tên file kia mà mìh xếp theo thứ tự ngày tháng năm, thì khi sort, cái file final sẽ hiện trước và cái draft 2 cũng hiện trước draft 1, khó theo dõi hơn, fải k?


Giải pháp cho (2): quá đơn giản. Tắt caps lock đi

Cho (4): Gu-gồ xem attach file là cái giống gì, thế thôi.

Cho (5): Làm ơn check kỹ mỗi khi copy paste, hay đơn giản là mỗi khi forward email

Monday, September 23, 2013

Chuẩn mực đạo đức của người làm báo

Recently I've read a new entry on Nguyen Ngoc Tu's blog. She's a famous writer (and I love her writings, of course). As a "famous" one, she worried about the privacy not only for herself but also for other colleagues.

It made me think 'bout the code of ethic for journalist, like the code of ethics for CFA members. I Googled and found out some different versions of those things. Generally, I think this is a good one: SPJ Code of ethics

To make the long short, journalists should seek truth and report it whereas managing to minimize harm and to act independently. They also should be accountable to their readers, listeners, viewers and each other.

Among those codes, I'd like to highlight the point below.
Show good taste. Avoid pandering to lurid curiosity.
Feeding the readers who have a huge sense of curiosity is the main task of Vietnamese "lều báo"(*) now. That's why most of newspapers/magazines, either printed or electric version, are full of messy news: criminal, scandal and sex. To create those "hot" news, those journalists don't mind to seek for personal "material" and publish personal private information whereas they're accepted or not. For instance, personal Facebook status was captured for reviewing and judging, personal talks between two famous song composers was recorded and labeled as "giving opinion about this and that". Sometimes, the "lều báo" writers are even willing to modify the interview, just to drive it into the way they want.

In the theory of (political) power separation, media is called "the fourth power", besides the three traditional branches: executive, legislative and judiciary. Based on what Vietnamese "lều báo" providing to their audiences everyday, I wonder what's their purpose behind it? Or they're just only NOT professional enough and NOT have enough sense of ethic to find out other topics and write better articles?

Think about it.

---
(*) lều báo: "journalist" means "nhà báo" in Vietnamese. "nhà", in Vietnamese, means "house" whereas "lều" in Vietnamese means "tent". Thus, Vietnamese use "lều báo" instead of "nhà báo" to describe a bad journalist.

Sunday, September 15, 2013

Như một lời chia tay

(Mong là không có bạn nào khóc khi đọc cái tittle ấy)

Các bạn thân mến,
(cứ giả sử như là mình đang nói chuyện với 20,000 độc giả hoặc bét ra là 200 người ngồi trong khán phòng :"> )

Như một lời chia tay - cái tittle ấy hoàn toàn không có nghĩa rằng "tạm biệt, tôi đóng blog đây", mà chỉ là lời chia tay với một topic này để chuyển sang một topic khác.

Như các bạn đã thấy, blog này được lập ra, ban đầu, để chia sẻ kinh nghiệm học ôn thi CFA của mình, sau đó thì là các thứ trong thực tế liên quan đến CFA mà mình quan tâm: các vấn đề kinh tế, bất động sản thậm chí cả quản trị kinh doanh, marketing (thi thoảng có đá đến tí ti)... Ngoài ra còn có một topic khác mà mình khá là thích, liên quan đến cách viết lách, diễn đạt.

Công việc hiện tại của mình đã đi xa khỏi CFA lắm lắm rồi. Nhưng mình chưa bao giờ hối tiếc việc học CFA, cũng như, nhất định sẽ không chịu hối tiếc về bất cứ quyết định nào (về công việc, học hành...) trong cuộc đời mình. Quyết định đúng - tốt thôi. Quyết định sai - sẽ dạy cho mình những bài học đích đáng. Vả lại, "life is 'bout the journey, not the destination" - mình vẫn luôn nghĩ thế và tin là như thế.

Okay, giờ, tạm dừng các thứ liên quan đến CFA, kinh tế, tài chính - blog này sẽ đi đến đâu?

(Lại) như các bạn đã thấy, mình quan tâm đến viết lách. Mình đang học academic writing và muốn nghiên cứu về creative writing nữa. Cả 2 thứ này vốn dĩ được giảng dạy một cách khá tệ hại trong trường phổ thông, dẫn đến việc phần lớn các bạn học sinh viết lách không ra gì (1) hoặc là không thích thú gì chuyện viết lách (2).

Đối với creative writing, các bạn thích hay không thích - ok tùy các bạn. Nhưng đối với academic writing, đó là thứ kỹ năng cần thiết mà bạn cần phải xử lý tốt - cũng như toán, hay tiếng Anh vậy. Nghĩ mà xem, bạn sẽ làm thế nào để người đọc hiểu được thông điệp của bạn nếu như bạn diễn đạt rất tồi tệ? Bạn xử lý bài luận kiểu gì? Bạn dạy dỗ học sinh ra sao? Bạn viết báo cáo thế nào? Bạn làm sao thuyết phục được khách hàng/ sếp?

Hiểu biết về academic writing còn giúp bạn trở thành một người viết báo không-tệ-hại hoặc một người đọc thông-minh. Nói thật là mình sợ hãi các bạn lều báo lắm lắm rồi. Đọc bài của các bạn mình thấy như bị hóc xương. Dĩ nhiên, mình không dám lên mặt dạy các bạn vì mình không học báo chí, cũng chưa từng học trường viết lách nào cả :). Nhưng mình vẫn đang tự nghiên cứu :)

Tóm lại là mình sẽ: viết về chuyện viết lách/diễn đạt, cả creative và academic writing

Mục đích:
(1) Viết vì mình thích
(2) Chia sẻ kinh nghiệm/ kiến thức, để các bạn có thể viết tốt hơn và đọc (chính xác là "thẩm định") tốt hơn
(3) Truyền cảm hứng viết và đọc, nếu có thể

Chúc mình may mắn, chúc các bạn may mắn :)

Wednesday, September 11, 2013

[Food for thought] Creative vs academic writing


Creative Writing vs Formal Essay Writing

by KC Wade
As a tutor, I worked with high school freshmen struggling to master the formal essay. You may think that English is the only class that will require you to write essays, but strong writing is important in many academic subjects. Science courses require lab reports written in a clear, logical style, and those attempting Advanced Placement history courses know that the DBQ essay is no joke!
[Continue reading to learn about formal essay writing]

But transitioning to formal high school writing can be difficult. Formal essays have a more rigid structure than creative writing assignments– an essay filled with descriptive personal experiences may be well-written, but not necessarily a high-scoring formal essay. Formal essays and creative essays use writing to achieve different objectives, and learning when to use a formal essay is the first step toward becoming an effective high school writer.
  • Creative essays explore questions and use specific details to illustrate
  • Formal essays argue questions and use specific details as evidence
Creative Essays
Creative essays and formal essays treat the writing topic, or question, very differently. Let’s say you were reading the Charles Dickens’ book Great Expectations for class, and you were asked to write an essay to answer the question: does wealth corrupt personal character? A good creative writer would explore this question from many angles, first detailing how it feels to be rich, then retelling events from the lives of the book’s characters and their attitudes toward money. These details would illustrate a few common themes that Dickens uses to connect money and personal character, and the ending paragraph would suggest which themes the author thought were most important.
Formal Essays
A formal essay on the same topic would look very different. In the first few paragraphs, a formal essay would propose an answer to the question—for example: “According to Charles Dickens, money corrupts personal character, even in young, innocent people.” The rest of the essay would argue that this conclusion is true, based on several smaller conclusions about parts of the book. This essay would continue like a criminal case, mounting evidence in the form of quotes or specific events in the story to support the primary conclusion that “money does corrupt personal character.” The end paragraph would summarize all the evidence you put forward, reassert the conclusion, then rest the case.
The outline I’ve described is an example of formal writing for English class, but this same structure can apply to papers in other subjects. In a lab report, especially the discussion section, you should assert your conclusions about the experiment up front, then systematically explain which results led you to your answer. In a history DBQ, you create a central thesis statement and then use the “documents” provided, along with classroom knowledge, as your supporting evidence.
As you gain experience, your formal writing may become more complex than the basic example I’ve given. However, in the beginning it is important to ask, “Does my assignment ask for exploring and illustrating or an argument and evidence?” If it’s the second option, it’s a formal essay!
KC Wade is a graduate of Princeton University’s Woodrow Wilson School of Public Policy (Class of 2011) and was a high jumper for the varsity track & field team. She has interned at the U.S. Department of State and studied abroad in India during her time at Princeton, and completed a 118-page senior thesis on wind and solar power in India. KC was a campus Peer Advisor and lead camping trips for freshmen alongside her tutoring work with Princeton Tutoring. 

Monday, February 18, 2013

6.5 IELTS mà chả học hành gì cả

[2015.03.14: Bài viết này đã out-dated. Các bạn vui lòng xem cập nhật hót hòn họt ở đây ]

---
Khoe, hay còn gọi là "phần nổi của tảng băng chìm": 

Tớ mới thi IE hôm 12 Jan 2013. Điểm: R 7, L 6, W 6.5, S 6, overall: 6.5
Tớ chả học gì hết. Mua 4 cuốn Cambridge 5 6 7 8 về giở Cam 7 làm đc đúng 1 bài reading xog vứt sách 1 xó. Đấy thế là cứ thế đi thi :">

Nghe thế có ưng ko?

Rồi, giờ đến phần chìm của tảng băng
  • Tớ đã đi học 1 khóa luyện thi IELTS hồi cuối 2008 - đầu 2009 (cô Nhã)
  • Giữa 2009 tớ học 1/2 course academic writing (chính xác là lớp 'Thiểu năng' của Mr. Vũ tức thầy Hồ Lê Vũ)
  • Tớ đã thi Toefl iBT 2 lần, tháng 2/2010 và tháng 12/2011, cũng trong tình trạng hầu như ko học hành. Điểm R và W đều > 20 nhưng điểm L và S thì thôi khỏi nói :">
  • Do tự học thì quá lười nên đầu 2012 t lại đi học 1 khóa luyện thi Toefl iBT lần nữa ở Equest, nhưng lại lười quá và bỏ học.
Thế nên thực ra k fải là tớ hoành tráng gì cho cam ^^'

Tuy nhiên, tớ cũng có ít nhiều kinh nghiệm để tặng các bạn. Rồi, giờ nói chuyện tử tế. Kiểu Q&A cho dễ theo dõi nhé.

Q 1: IELTS là gì? Thi thế nào?

A: 
IELTS là chứng chỉ tiếng Anh bạn cần có để đi du học và để làm các thứ mà ngừi ta ycầu "có ielts từ 5.5 trở lên" (chả hạn thế). IELTS có giá trị trong vòng 2 năm kể từ ngày thi, thời hạn này đc ghi rõ trên cái tờ certificate của bạn luôn. Tuy nhiên, với các bạn làm công chức nhà nước VN í, bác mìh nói với mìh là: "thời hạn là vô hạn!"

Thi IELTS gồm 4 phần: nghe, đọc, viết, nói (listening, reading, writing, speaking). 3 fần đầu diễn ra trong 1 buổi, speaking thi riêng.
  • Listening kéo dài chừng ~40'. Bạn sẽ fải nghe và trả lời câu hỏi. Tuy nhiên, bạn đc phát đề và có time (dù rất ít) để đọc trc, chuẩn bị tinh thần sẽ nghe gì, cần phải nghe được cái gì để trả lời đc câu hỏi. Nói là khoảng 40' vì tùy khi nghe băng thì có thể nhanh chậm vài fút, tóm lại là nghe hết băng thì thôi.
  • Reading kéo dài đúng 60', với 3 bài đọc. Nhiệm vụ của bạn là đọc và tìm thông tin từ bài đọc để trả lời các câu hỏi.
  • Writing kéo dài 60', với 2 tasks. Task 1: bạn sẽ đc đưa cho 1 cái hình vẽ biểu đồ/số liệu/quy trình và phải viết 1 bài ít nhất 150 từ để tóm tắt/ phân tích cái hình vẽ đó. Task 2, gọi là "independent task", người ta sẽ đưa ra 1 cái câu nhận định/bình luận/phán xét gì đó và hỏi bạn có đồng ý hay ko, hoặc là theo bạn thì ưu nhược điểm của cái đó là gì. "Chuẩn mực" thì bạn nên dành 20' cho task 1 và 40' cho task 2. Nhưng đôi khi task 1 takes time, nên tỉ lệ có thể là 30 - 30. (Xem writing process trong 30' cho task 2 ở đây)
  • Với phần Speaking sẽ có một bác kute ngồi "nói chuyện" với bạn. 1 bài speaking kinh điển gồm 3 phần. 1 là hỏi linh tinh lang tang về bản thân và các thứ xung quanh bạn. 2 là đưa cho bạn 1 topic và bạn có chừng ~1' chuẩn bị để nói về cái topic đó (topic của tớ: nói về 1 món đồ mà mày yêu thích.). Trong tờ đề bài cũng có sẵn 1 vài gợi ý cho bạn (vdụ như của tớ: món đồ í từ đâu mà có? trông nó thế nào? mày hay dùng nó trong dịp nào? mọi người có thích nó ko?). Sau đó bạn có chừng 2-3' để nói. Phần 3: bác interviewer tiếp tục "buôn chuyện" với bạn liên quan đến cái topic bạn vừa nói. Vdụ như của tớ: nhân thể chủ đề quần áo, tớ đc hỏi về shopping, về trang fục truyền thống dân tộc etc.
OK xong câu 1 :)

Q 2: Giờ tớ đã biết IE là gì rồi. Thế nhưng IELTS, Toefl, Toeic khác gì nhau?

A:
TOEIC có tính "thực tế" nhiều hơn nên thường đc y/cầu khi bạn apply đi làm.
IE và Tof có tính "học thuật" hơn nên thường đc y/cầu khi bạn apply đi học.

Có sự quy đổi điểm số giữa TOEIC, IE và Tof nhưng cá nhân tớ thấy sự quy đổi í chỉ là tương đối. Theo xếp hạng của tớ thì Toeic dễ nhứt, sau đó đến IE và khó nhứt là Toefl (mà cụ tỉ là Toefl iBT, và từ giờ về sau t chỉ nói về Tof iBT nhé. Tof PBT t ko thi nên k biết :"> )

Rồi, giờ tạm bỏ TOEIC sang 1 bên, t sẽ chứng minh cho các bạn thấy IE sung sướng hơn Tof iBT ntnào ;)

Về cách thức tổ chức thi:
  • IE: Cả làng ngồi trong 1 fòng thi to đùng sang chảnh, cùng thi và cùng xong nên ko ai bị phân tâm.
  • Tof: Cả bọn ngồi trong 1 fòng be bé (có sẵn máy tính), ai đến trc thi trc ai đến sau thi sau (chênh nhau ~15') nên có thể có nghịch cảnh là khi bạn đag nghe đến đoạn cuối Listening thì thằng bên cạnh GÀO LÊN phần Speaking của nó. Điếc luôn!
  • Tof bắt thi cả 4 skills trong 1 buổi, thi xog là đơ luôn. IE thì nhởn nhơ chỉ việc thi 3 skills/buổi, speaking để thong thả hôm khác thi. Quá khỏe!
Nói về từng phần cụ tỉ thì ntn:
  • Listening: như đã nói, với IE bạn đc đọc đề trc, đc chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để "nghe key words". Với iBT hả? Nghe một bài dài dằng dặc rồi câu hỏi mới hiện lên (trên máy tính). Hơn nữa, t thi IELTS ở IDP, tai nghe cưc rõ. Chỉ cần để min volume là đã nghe oang oang rồi. Trong khi đó khi t thi iBT thì tai nghe để maximum cũng chỉ như ruồi bay bên tai. 
  • Reading: khi nhận đc đề IE, tớ... rưng rưng xúc động vì giấy in cực đẹp, đọc cực sướng. Với iBT hả, căng mắt mà đọc trên máy tính. Mà tốc độ đọc trên máy thì đương nhiên là chậm hơn trên giấy rồi :)
  • Writing: IE giờ đã chấp nhận cho viết cả = bút bi (đương nhiên là viết tay) còn Tof y/cầu bạn đánh máy. Cái này thì tớ khoái iBT hơn vì chữ viết tay tớ rất xấu nhưng đánh máy thì tớ rất pờ rồ. Nhưng cũng fải có luyện tập ạ, chứ ko tập thì bạn gõ tiếng Anh chậm lắm. Tof cũng có 2 tasks như IE. Task 2 của 2 bên tương tự nhau, nhưng Tof thì chỉ cần bạn có dàn ý rõ ràng rành mạch là OK. IE task 2 thì đòi "hoa hòe hoa sói" tí. Nghĩa là bạn cần cho thêm big words và một vài từ kiểu tỏ ra nguy hiểm thì mới đc oánh giá cao. Ngược lại với task 1 thì iBT đúng là... khốn khổ. Bạn fải đọc rồi fải nghe rồi fải viết lại. IE chỉ có "mỗi" cái hình vẽ thôi - sung sướng hơn - fải ko?
  • Speaking: IE sung sướng hơn, k chỉ vì Speaking đc thi riêng 1 buổi khác, mà còn vì với Speaking của IE, bạn đc nói với một-người-ngồi-trước-mặt. Nó thoải mái hơn gấp tỉ lần khi fải ngồi nói với 1 cái máy. Đã thế, 'bánh khảo' (ý t là 'giám khảo' :P) là người, còn có thể du di cho bạn vài giây, kiểu bạn nói dài quá thì ổng/bả sẽ stop bạn. Nhưng với máy hả, nó lạnh lùng đếm: 15s chuẩn bị. ok 45s NÓI. Nói chg là rất khủng khíp!
Vì thế, sau 2 lần bơ phờ thi Tof, tớ có cảm giác thi IE giống như lên thiên đường vậy!

Q3: Rồi, vậy bây giờ vấn đề thầy cô tài liệu thì tn?
A:

Với kinh nghiệm học IE ở lớp cô Nhã và ở Equest, tớ xin thưa là học IE cô Nhã vui cực, còn ở Equest thì boring gần chết. (hoàn toàn là kinh nghiệm cá nhân chứ ko định nói xấu gì các bạn Equest nhé)

Ở lớp học của cô Nhã, 1 buổi học kéo dài ~3h sẽ có cả 4 skills luôn, và các thứ activities xen kẽ nhau nên rất là vui, k bị buồn ngủ.

Ở lớp Equest thì mỗi buổi học 1 skill do 1 GV dạy, nên là hnào reading là cứ read, speaking là cứ speak bla bla kiểu thế.

Về giáo trình thì cô Nhã tổng hợp đủ thứ cho làm. Equest chắc cũng tổng hợp, làm thành quyển sách của Equest (theo cảm nhận của mìh là giấy xấu và mìh k thích). Với cả cô Nhã thì buổi nào fát bài í thôi, kia nhìn cả quyển sách ớn.

Tớ còn thích lớp học của cô Nhã vì cô làm track record rất là cửn thựn đầy đủ, sẽ nhìn thấy núiiiii bài mình chưa làm (để mà xấu hổ :">) cũng như nhìn thấy performance của mìh lên xuống tn để biết đường fấn đấu. Lớp học ở Equest ko đủ strict nthế nên học dở chừng tớ bỏ :">

- Đây là link website lớp học của cô Nhã. Tớ iêu cô nên k ngại quảng cáo cho cô :)) (có vô số tài liệu, các bạn cứ bới tự nhiên. t thì lười nên chưa bới đâu :">). À mà học sinh của cô điểm toàn > = 7 nhé, t học dốt + lười mới thế đấy! 1 bạn thi đc 7.5 thì fải, nói với tớ là: cứ chịu khó làm hết bài của cô thì đi thi muốn mấy cũng đc!

[Update 2013.08.20: Tớ có nghe đứa em họ, cái đứa đã gthiệu lớp cô Nhã cho t, fản ánh lại là giờ cô mở rộng quy mô thành như kiểu 1 cái 'trung tâm' nho nhỏ và nói chg là nó bão hòa đi rồi chứ k còn đc như xưa nữa. Bạn nào học gần đây thì comment/feedback về chất lượng lớp học giúp tớ nhe, vì tớ học từ 2008 rồi mà.]

- Còn nếu tự học thì cứ lôi bộ Cambridge ra mà phang các bạn ạ, cộng thêm 2 quyển sách (xem bên dưới). Còn đòi tài liệu nữa nữa nữa thì... tớ k biết đâu. Hồi xưa t cũng hăm hở print out nhưng rồi đem cho hết, ko đụng vào đc mấy tí đâu:">. À, trích lời của các bạn đã làm Cambridge thì: quyển 1 đến 4 hơi outdate rồi, quyển 8 thì hơi dễ hơn so với đề thi thật. Nói để các bạn biết mà lường nhé!

Q4: Ok vầy không-học-gì nghĩa là học gì?
A:
:)) thực lòng mà nói thì, làm gì có thành công nào mà ko có xương máu (dù thực ra 6.5 thì chả fải là 'thành công' gì cho lắm :">). Chỉ là tớ ko chịu học, k chịu làm đề. Bù lại thì tớ có fải làm những thứ khác.

Reading: 
  • Ko có cách nào khác ngoài đọc-rất-nhiều. Hồi xưa ôn CFA có tác dụng là rèn khả năng đọc cực cực tốt. Tớ highly recommend các bạn đọc tài liệu chuyên ngành của các bạn - bằng tiếng Anh. Vừa có ích cho chuyên ngành, công việc của bạn, vừa luyện khả năng đọc luôn. Tớ đọc cái đó là chủ yếu. Ngoài ra có đọc thêm báo chí tiếng Anh (fần lớn cũng là về chuyên ngành của tớ - kinh tế, tài chính). Truyện thì t đọc in ít thôi. 
    • Chú ý: không đọc báo Việt viết tiếng Anh nhé. Chúng ta không học tiếng-Anh-của-người-Việt, ok.
  • Các bạn hay rên rẩm vì vấn đề không biết từ mới. Xin giới thiệu với các bạn là tớ lười học từ mới kinh lên được (đầu bã đậu :"> ). Nhưng mà tớ cứ đọc tràn lan bừa phứa đi í, bét ra vẫn catch đc ~80% :">. Kiểu đó cũng tốt mà, vì đi thi ko thể đảm bảo là bạn biết đc tất tật từ ngữ trog bài đọc í.
  • Thi thoảng tớ có dịch tài liệu tiếng Anh. Đủ thứ: từ giáo trình tới báo chí tới business documentation. Từ ngữ khi dịch, t tra rồi cũng quên í. Nhưng mà cái kỹ năng đọc - hiểu thì vẫn đc tôi luyện.
  • Quan trọng nhất trong kỹ năng Đọc ko fải là skin với chả skim, mà là phân tích câu: thấy đc Subject và Verb. Có 1 vđề rất kinh khũng của môn Văn mà các bạn học ở trường phổ thông nói riêng và cách hành văn tiếng Việt (nhan nhản trên báo chí) nói chung - đấy là chủ vị lung tung xòe. Câu thiếu chủ ngữ k sao mà k có vị ngữ cũng k vđề gì. Xin các bạn làm ơn delete cái tư duy này và luôn-luôn xác định S-V (trong t.a, cũng như chủ - vị trong t.việt). Ko thì ko bao giờ đọc hiểu đc đâu ạ.
Listening:
  • Nói thật là Listening tớ hơi ngu. T vẫn đã và đag cố gắng cải thiện = cách nghe, xem thật là nhiều. Như đợt vừa rồi xem Master Chef 3 xog, học thêm đc câu cửa miệng, giờ nói fuck suốt ngày :">.
  • Nghe - xem nhiều còn làm cho Speaking tốt hơn nữa. Khi bạn nói nó sẽ sound more natural <3 li="">
  • Ví dụ các thứ để nghe - xem: nhạc nhẽo, reality show (search YouTube nhé, vô khối, có cả Vietsub luôn :D), BBC, TED (search coi TED là gì. các bài presentation của các bạn í rất tuyệt, t nghe mãi k hết)
  • Khi lướt web ko làm gì thì cứ mở ra cho nó có 'sound background'. 1 số giai đoạn 'cuồng', t để sound background ngay cả lúc đi ngủ (kiểu trog lúc ngủ nó cũng 'thấm' vào não luôn í, lol).
Writing:
  • Cái này thì quả thực là k thể k học. Bạn fải học cách brainstorm, lên dàn ý. (xem thêm ở entry này) Và luyện tập. Cái brainstorm và lên dàn ý cũng cần trong phần Speaking luôn nhé!
  • Quan trọng hơn, bạn fải sửa cách tư duy Vietnamese => điều này thì lớp Thiểu năng của thầy Vũ làm cực tốt, và nó hơi bị dài, tớ k thể trình bày hết ở đây đc. Nôm na thì là thế này: tại sao khi đọc những thứ do người bản xứ viết vs những thứ do người nói t.A như 1 ngôn ngữ t2 viết ra mìh nhận thấy sự khác nhau? điều gì đã khiến cho văn của người bản xứ "sound natural"? điều này buộc bạn fải "đào" đến phần tư duy logic, chứ k chỉ hời hợt dừng ở bề mặt của câu chữ nữa.
  • Và bạn tớ sau khi đi học cô Đức thì suggest cuốn này, với lời nhắn: đọc cái này thì khỏi fải học đâu cả :)). Kèm thêm cuốn check vocab for IE nữa
  • Có 1 điều rất quan trọng ở task 1 là các bạn fải nhìn thấy đặc-điểm-nổi-bật của cái biểu đồ. Tớ k biết trong cuốn sách kia có nói ko, nhưng điều này t đc nhấn mạnh khi học ở Equest. Vdụ biểu đồ tỷ lệ sinh ở 4 nước, trong 2 năm 1990 và 2010 chả hạn. Thì bạn ko thể nói kiểu ở nước A năm 1990 là 1, năm 2010 là 2. Mà fải nhìn thấy xu thế. Nthế này:
    • Tình hình chung của 1990 và 2010 là ntn? Tỷ lệ tăng lên ở cả 4 hay là giảm đi ở 3 nc và tăng lên ở 1 nc?
    • 1990 nc nào cao nhất/thấp nhất? Đến 2010 thì sao? Vdụ nước A cả 1990 và 2010 đều có birth rate cao nhất quả đất, hay là nước B năm 1990 thấp nhất nhưng 2010 đã tăng lên thứ 2 và nhường vị trí thấp nhất cho nước C?
    • đại khái thế :D
Speaking:
  • Tớ đi làm có các bạn Tây để nói t.A cùng. Dưng mà vđề là các bạn í chỉ cần hiểu mìh nói gì thôi, chứ nếu m có sai ngữ fáp, chia sai động từ í, các bạn í cũng k sửa cho mìh đâu.
  • Nhưng để nói tự nhiên thì bạn fải lờ đi ngữ pháp. Cứ vừa nói vừa chăm chăm coi có đúng ngữ fáp chưa thì k nói đc đâu bạn ạ.
  • Đôi khi điên lên t với bạn t hẹn hò bia Tạ Hiện và giả vờ là người nc ngoài nói chuyện với nhau :)). Có 1 chuyện cười kể là, nếu ra nc ngoài nhìn thấy các bạn châu Á í thì 2 bạn Nhật sẽ nói tiếng Nhật, 2 bạn TQ sẽ nói tiếng Trung. Còn nếu 2 đứa da vàng tóc đen mũi tẹt mà nói với nhau = tiếng Anh thì chắc chắn là ng` Việt :)). Thì sao chứ, no practice no gain mà :))
Rồi, phần trình bày hôm nay đến đây là hết. Có vđề gì thì các bạn cứ comment bên dưới nheng.

Chúc các bạn học vui và thi điểm cao <3 nbsp="">

[update 2013.08.27]