Saturday, August 29, 2009

Kinh tế vi mô (2): Hiệu quả và công bằng (Efficiency & Equity)

Bài này bàn về tính Hiệu quả và Công bằng (Efficiency & Equity) khi phân bổ các nguồn lực - vốn khan hiếm, trong XH.

Như ta đã biết (hoặc nếu chưa biết thì bây h biết ;) ), 1 trong 10 nguyên lý kinh tế học đó là: nguồn lực thì có hạn nhưng nhu cầu của con ng` là vô hạn => luôn fải đối mặt với sự khan hiếm nguồn lực & do đó, fải đánh đổi. Câu hỏi là: con người đánh đổi ntn? Về mặt nguyên tắc, 1 người sẽ lựa chọn sao cho tối đa hóa lợi ích của họ, nói cách khác, sử dụng thời gian + tiền bạc của họ sao cho phần nguồn lực khan hiếm họ nhận đc là lớn nhất.

Đối với xã hội, lợi ích xã hội đc tạo ra khi thị trường kết hợp các quyết định của mỗi cá nhân lại với nhau.

Trước khi bàn về tính hiệu quả và công bằng, ta sẽ đề cập đến n~ phương pháp được sử dụng để fân bổ các nguồn lực. Cụ thể, có 8 pp như sau:

Thursday, August 27, 2009

Kinh tế vi mô (1): Độ nhạy cảm (elasticity)

Chúng ta sẽ nghiên cứu lần lượt độ nhạy cảm của Cầu & Cung theo giá.


ĐỘ NHẠY CẢM CỦA CẦU THEO GIÁ

Độ nhạy cảm của cầu theo giá (Price Elasticity of Demand): cho biết khi giá tăng/giảm 1% thì lượng cầu giảm/tăng tương ứng là bao nhiêu %. Công thức tính:

PE = %Qd_change/%P_changes= [|Qd2-Qd1|/((Qd1+Qd2)/2)]/[|P2-P1|/((P2+P1)/2)]

Chú ý trong công thức trên:
  • P, Q lấy giá trị trung bình ((P2+P1)/2 và (Qd1+Qd2)/2) => thể hiện mức nhạy cảm của lượng cầu khi P tăng từ P1 tới P2 hoặc giảm từ P2 về P1 là NHƯ NHAU
  • Vì đối với hàm cầu: P tăng thì Q luôn giảm & ngược lại => dấu ko quan trọng
  • Vì là %/% => kquả là ko có đơn vị => có thể so sánh giữa các loại hàng hóa khác nhau.