Saturday, February 27, 2010

Upgrade khả năng diễn đạt

Update: bài viết đc edit phần brainstorm & outline vì lúc trước tớ nhầm lẫn thứ tự :">.
---
Entry này được viết nhân dịp có bạn hỏi: làm thế nào để diễn đạt tốt hơn, để ko lâm vào tình cảnh bí từ, ko biết nói sao cho người ta hiểu ý mình? Và bạn lấy ví dụ về "sức mạnh của ngôn từ": Khổng Minh mắng tướng giặc đến nỗi hắn ức quá mà chết. 
Heheh, level này thì cao rồi, tớ ko với được!
---
Chỉ có duy nhất 2 công việc đòi hỏi bạn kỹ năng diễn đạt tốt: khi viết và khi nói. Vì vậy, nếu bạn cần upgrade khả năng này thì dưới đây là một số kinh nghiệm của bản thân tớ.

Đầu tiên: Đừng đổ tại dốt văn!
Rõ ràng đấy là 1 câu đổ tại mà! Bởi vì cái môn Văn - như tớ đc học ở trường, chả có tính ứng dụng & thực tế gì mấy, chỉ học để điểm cao thôi! Nên nếu bạn dốt Văn cũng chả ảnh hưởng gì đến khả năng diễn đạt của bạn. Cũng như, bạn thấy đấy: đầy ông nhà văn mà nói chuyện vòng vo tam quốc điên hết cả ruột đấy thôi! (bạn cần chứng minh về điều này thì mời xem thêm ở đây)

Thứ hai: Luyện tập, luyện tập, luyện tập! Luyện tập luyện tập luyện tập!

Chẳng còn cách nào khác đâu: cái gì chả thế, trừ phi "có tố chất", còn ko khổ luyện thì sao thành tài đc! Mà có câu "gieo hành vi gặt thói quen" => bạn cứ làm đi làm lại nhiều lần, đến lúc nó thành phản xạ tự nhiên của bạn & tự nhiên, bạn sẽ viết lách, nói năng rất là rõ ràng đâu ra đấy!

Anyway, vấn đề là cần practice cái gì chứ nhỉ. Oki, t sẽ list ra.

1 & 2. Brainstorm & Outline (nôm na là lập dàn ý)
Nhìn chung, khi chuẩn bị viết/thuyết trình/tranh luận/cãi nhau, bạn phải vạch ra trong đầu mình: mình cần nói mấy ý. Nếu là bài viết thì bạn còn có nhiều nhiều thời gian nghĩ, chứ khi cãi nhau thì phải thật là nhanh! Dù chỉ có rất ít thời gian thôi, cũng nhất định phải phác ra: mình có những lý lẽ gì để bảo vệ quan điểm của mình, để nó nghe xong & ko cãi được một câu? Một khi bạn nói hoặc viết có ý tưởng rõ ràng: người đọc/người nghe dễ theo dõi. Cái đứa cãi nhau với bạn cũng thấy được cái logic của bạn để mà chịu khó suy nghĩ.
Sau khi có một cái dàn ý cơ bản, thì bạn phải chi-tiết-hóa nó.Ví dụ: bạn cho rằng không nên tiếp tục hỗ trợ lãi suất, vì 2 lý do: 1. gây méo mó cơ chế thị trường, 2. làm tăng thâm hụt ngân sách. Vậy thì giờ bạn phải tiếp tục nói kỹ hơn: tại sao lại méo mó cơ chế thị trường? tại sao lại tăng thâm hụt ngân sách? Hay, có thể chia 2 ý lớn đó thành nhiều ý nhỏ hơn không? Bạn có thể dùng :
- lập luận (từ A suy ra B, B suy ra C),
- ví dụ (nước ABC, hoặc chính VN, hồi đó đó, đã làm như thế như thế, hậu quả là... blah blah...)
- fact: số liệu, phát biểu của ông ABC
- kinh nghiệm của cá nhân bạn (trường hợp này thì t ko nghĩ ra kinh nghiệm cá nhân nào fù hợp cả :) )
để chứng minh.

Tóm lại đoạn loằng ngoằng ở trên gọi là Brainstorm. Đó là quá trình:
- Bạn suy nghĩ về câu hỏi & đưa ra hàng đống ideas mà bạn có thể nghĩ ra để trả lời.
- Mỗi ideas, bạn lại nghĩ xem có thể fát triển nó đến đâu (dùng biểu đồ hình cây í): cái nào có example/reason/fact/personal experiences để support cho nó, cái nào nêu ra rồi ko tìm đc thêm cái gì support?

Sau khi brainstorm xong xuôi thì làm cái gọi là outline:
- Nhìn lại n~ ideas bạn đưa ra ở brainstorm: cái nào giải thích rõ cho câu hỏi, cái nào ko? Cái nào mà bạn thấy giải thích rõ ràng rồi, lại rất là mạnh mẽ, thuyết phục, với hàng đống info. support => ok, nhặt lấy để cho vào bài viết. Vài cái ideas, vậy là thành 1 cái dàn bài rồi :).
- Bây giờ cần sắp xếp cho logic: cái nào trước, cái nào sau.

Với cái khung vững chắc như thế, bạn chỉ việc thêm tị ti mắm muối để có câu cú hoàn chỉnh, có sự kết nối giữa các phần => xong bài! (nói thì dài nhưng khi bạn vạch ra các ý tưởng, chọn cái nào thì khoanh tròn lại, nghĩ xem thứ tự thế nào rồi đánh số 1, 2, 3 => nhanh lắm í!)

3. Luyện phản xạ tư duy logic
Những việc bạn có thể làm trong quá trình học:

  • - Khi nghe giảng/nghe thuyết trình: cố gắng nắm được cái dàn ý của người nói và ghi chép cho có logic: bài nói có mấy ý lớn? Khi nói chi tiết về n~ ý lớn đó, speaker nêu ra mấy ý nhỏ? Và ông í có nói đúng trọng tâm ko hay lại đi lan man dài dòng? Nếu ko ghi chép lại đc 1 cách có logic, thì bạn fải tự hỏi: (1) khả năng nghe & outline của mình có vấn đề à? (2) nếu ko fải thế thì vấn đề là tại lão speaker => ko cần thiết fải nghe lão í nữa, bỏ ra ngoài cho đỡ mất time!
  • - Khi đọc sách: bạn phải tự tóm tắt lại phần nội dung đã đọc, cho ngắn gọn, dễ hiểu và dễ học thuộc (để ôn thi cuối kỳ) => lúc í, kỹ năng logical thinking của bạn cũng được nâng lên rõ rệt!
  • - Khi chuẩn bị file Power Point để presentation: bạn phải tóm tắt & diễn đạt cực kỳ ngắn gọn súc tích nhé! Slide mà chi chít chữ là hỏng rồi! Bạn cũng phải học cách mix: chỗ nào viết chữ, chỗ nào dùng biểu đồ, chỗ nào kẻ bảng, chia cột...? 1 slide theme đẹp, chữ bay loạn xạ, hiệu ứng vù vù - chưa chắc đã hiệu quả với người nghe đâu nhé! (suggest: nên dùng Office 2007 or 2010, làm slide cực kỳ nhanh gọn & hiệu quả!)

Extra-curricular

  • - Khi đọc một bài báo/báo cáo phân tích, bạn hãy thử tóm tắt lại xem bài viết có mấy ý? Ví dụ, bạn học về banking & finance, bạn fải thường xuyên update tình hình kinh tế vĩ mô. Khi có thông tin vĩ mô nào đó đc cập nhật, sẽ có 1 đống bài báo phân tích bình luận lung tung beng. Bạn xem bài nào rõ ràng, bài nào loạn xị ngậu tẩu hỏa nhập ma? Qua đó, bạn cũng có thể oánh giá được bác nhà báo nào biết về kinh tế, bác nào là tay mơ chỉ giỏi chém lung tung?
  • - Giúp đỡ mọi người: khi đã xong nhiệm vụ của mình (hoặc thậm chí chưa xong thì cũng để đấy), quay ra giúp bọn bạn: đọc luận văn, chuyên đề, assignment, xem slide... hộ chúng nó. Nhìn thấy lỗi của người khác dễ hơn nhìn thấy lỗi của mình mà! Rồi quay lại bài của mình - sau khi đã vứt chỏng chơ 1 thời gian - sẽ thấy 1 đống lỗi tương tự & tự lầm bẩm bảo sao mình ngu dại thế (được thế là tốt đấy! Còn nếu thấy bài mình vẫn hay, vẫn perfect thì... có vấn đề rồi!)


Ngoài những tác dụng nêu trên, quá trình đọc và nghe đủ các thứ này giúp cho vốn từ của bạn phong phú hơn cũng như giúp bạn viết sai chính tả ít hơn. Và đã có 1 kho từ ngữ như thế thì bạn lo gì việc bí từ?

(Cũng vì mục đích tăng vốn từ, tớ cũng khuyến khích các bạn đọc sách văn học. Cứ sách nào thích thì đọc thôi: học đc điều gì hay thì nhớ hoặc ghi lại, ko fải outline chi đâu!)

4. Nâng tầm kiến thức của bạn.
Tưởng tượng bạn như 1 người làm bánh và thi thố cùng-1-công-thức-làm-bánh với các baker khác: Bột là nguyên liệu chắc chắn phải có; còn tùy tay nghề trang trí của bạn thì cái bánh sẽ đẹp như thế nào. Kiến thức của bạn chính là bột còn cách diễn đạt là n~ gì làm cho cái bánh đẹp đẽ lung linh.

  • Nếu đã có bột rất là ok, làm đc cái ruột bánh rất là ngon nhưng nhìn nó xấu tệ, thì chưa chắc đã có ai muốn đụng vào để biết đc là nó ngon như thế nào!
  • Nhưng nếu bột đã ko ra gì: cái bánh của bạn có đẹp đẽ đến mấy thì cũng chỉ tổ khiến ng` ăn đau bụng +__+.

Vậy đó, dù là hùng hồn, tự tin đến mấy, bạn cũng ko thể tranh cãi về IT nếu như bạn thậm chí còn chả biết IT là viết tắt của cái gì; bạn ko thể bảo cái đứa làm cùng team-work với bạn rằng nó định giá sai toét nếu bạn ko nhớ công thức DDM, FCFE, FCFF ra sao; và cũng ko thể chém rằng đầu tư vàng tốt hơn là chứng khoán nếu bạn ko biết thị trường vàng & chứng khoán ở VN chịu sự điều tiết thế nào.

5. Vì có cái thứ (4) nên cần có cái thứ 5 này
Hãy sử dụng kỹ năng của mình 1 cách có ích. Hãy tranh cãi với n~ thứ liên quan đến kiến thức, kinh nghiệm, cuộc sống của mình. Có thể, bạn ko thích cảm giác bị thua cuộc. Thế thì việc gì bạn fải cãi nhau với 1 đứa làm cầu đường rằng cầu Thăng Long thế nọ thế kia?
Hic. Cá nhân tớ thấy n~ đứa đã ko biết gì mà cứ hùng hồn chém, đúng là cái đồ chém gió thật đấy >.<, & tớ chả buồn nói với chúng nó cho mệt, vì, nói thật nhé: chúng nó có tranh luận để có thêm hiểu biết hay ko, hay chỉ để thỏa mãn cái tôi-tự-tin-thừa-thãi?

6. Học Toefl hoặc Ielts
Một công đôi việc: vừa học tiếng Anh vừa upgrade khả năng diễn đạt. Vì sao?

  • Vì writing là 1 phần bắt buộc của n~ chứng chỉ này. Cho dù bạn học với teacher hay tự học qua sách vở thì bạn cũng sẽ được biết hết những cái technique như tớ nêu ở trên.
  • Trong phần reading/listening:
    • thỉnh thoảng sẽ vớ được bài liên quan đến writing technique, presentation technique :)
    • có những câu hỏi kiểu như: topic của bài nghe/bài đọc hoặc 1 đoạn trong bài này là gì? nếu bạn ko biết cách tóm tắt & nắm bắt ý chính thì làm sao trả lời đc!

(riêng phần 6. này vì t còn ngu dốt tiếng Anh nên mới chỉ biết đc n~ ưu điểm như vậy khi học IELTS/TOEFL. khi nào phát hiện thêm gì nữa sẽ bổ sung)

7. Tự tin
Khi đã có kiến thức & tư duy logic, biết sắp xếp ý tưởng hợp lý, bạn ngại gì mà ko tự tin khi viết cũng như khi nói?
Tuy nhiên, nếu như kỹ năng diễn đạt trong khi viết - có thể đc hoàn thiện by yourself & ko cần sự xuất hiện của ai cả; thì kỹ năng diễn đạt trong khi nói - cần thêm 1 đối tác là listeners. Có thể, bạn cãi nhau & tranh luận các thứ với bọn bạn thì ok rồi, nhưng khi xuất hiện trước đám đông thì bỗng nhiên chân tay lẩy bẩy, giọng nói run run, bao nhiêu ý tưởng rơi rụng đâu cả!
Vì thế, bạn cần practice nói trước đám đông. Bằng cách giơ tay phát biểu nhiều vào. Hỏi han nhiều vào (nhưng chịu khó suy nghĩ & tìm hiểu trước khi hỏi nhé. nh` đứa lười, google fát biết ngay nhưg vẫn cứ thích nhảy vào các 4rum hỏi lung tung beng, mìh bực thế!). Làm presenter nhiều vào! Đi hát karaoke cũng cố gắng giành mic nhiều vào (nhưng cũng fải practice để đảm bảo là mìh hát tạm đc nhá, ko thì khổ thân dân tình lắm).

Nếu lúc nào camơrun quá, hãy hít thở thật sâu và nghĩ đến 1 cái gì đó tích cực. Ví dụ:
- F.D.Roosevelt từng nói: There's nothing to fear but the fear itself
- Riddikulus! (cho ai đã từng đọc Harry Potter)
- Hoặc nghĩ đến tớ, cái đứa đã fải vắt óc suy nghĩ mấy đêm rồi ngồi cả buổi trưa để type n~ dòng này cho bạn ;))

3 comments: