Sunday, December 4, 2011

[Chứng khoán phái sinh] Giới thiệu chung

"Hoàn cảnh ra đời"
Hãy nói lại chuyện 'ngày xưa' 1 tí. Cái thời chỉ có stock cả bond í, portfolio manager chỉ fải đau đầu với mỗi 2 cái rủi ro:

  1. Dao động giá (price fluctuation) (các loại nguyên nhân sâu xa dẫn tới dao động giá thì vô số từ vi mô đến vĩ mô, tạm thời k đụng đến nhé) 
  2. Vỡ nợ (default)

Và hồi đó thì rủi ro đo = standard deviation (độ lệch chuẩn), beta hoặc là xác suất vỡ nợ thôi. Ok?

Câu chuyện kinh điển từ cái thuở xây dựng danh mục đầu tư, chắc ai cũng thuộc: nào, chọn 1 cái portfolio kết hợp giữa tài sản rủi ro (tối ưu) & tài sản phi rủi ro, tại mức e ngại rủi ro (risk tolerance) đã xác định. Và nhỡ may risk tolerance tăng lên, nghĩa là bác muốn rủi ro của danh mục giảm xuống, thì mời bác quay lại điều chỉnh tỷ trọng giữa risk-free & risky assets trong portfolio nhé.

Chuyện ngày xưa rất tiếc là đã hết. Thật đáng buồn là ngày nay chúng ta sống trog thế giới ko chỉ đơn giản là stock & bond mà đã fát sinh thêm vô số thứ và vì thế khi nhỡ may chúng ta muốn thay đổi mức độ rủi ro, thì lại phải đau đầu nghĩ xem làm cách nào trong vô số cách (chứ k fải chỉ có mỗi 1 cách như xưa, chậc). Ví dụ là bảo hiểm.

Cũng giống như thiên hạ làm ra đủ thứ bảo hiểm nhân thọ với chả bảo hiểm phi nhân thọ, thị trường tài chính cũng tự sáng tác ra 1 loại bảo hiểm để tránh rủi ro thiệt hại tài chính (financial loss), dưới dạng các hợp đồng (contracts) và đặt tên cho nó là DERIVATIVES (tiếng việt dịch là "chứng khoán phái sinh").

Tóm lại:
A derivative is a financial instrument that offers a return based on the return of some other underlying asset.
(dịch nôm na: Chứng khoán fái sinh là 1 công cụ tài chính mà tạo ra 1 khoản sinh lời dựa trên khoản sinh lời của một tài sản tham chiếu (từ "tham chiếu" là tự mìh nghĩ ra, k biết Vietnamese academic có dùng từ này ko)).

Đặc điểm cơ bản của derivatives

  • performance của nó fụ thuộc vào performance của underlying asset (gọi tắt là underlying, và tiện thể nói luôn giá giao dịch của underlying đc gọi là cash price hay spot price nhé)
  • vì nó là contract nên:
    • về mặt kỳ hạn: "defined & limited life". Thời gian tồn tại đc xác định/định nghĩa và giới hạn, chứ k fải là ko xác định & vô hạn
    • về mặt quyền & nghĩa vụ của 2 bên: "each does something for other". Vdụ, thỏa thuận (agreement) trong đó 1 bên trả 1 khoản tiền nhất định cho bên kia để nhận được sự phòng vệ cho các khoản lỗ tiềm tàng.
    • về thời điểm phát sinh giao dịch (thực hiện nghĩa vụ) & thời điểm dòng tiền: "each will do st for the other at a later date". Vdụ, ko fải 'tiền trao cháo múc', mà hứa hẹn vào ngày đó thì tiền mới trao & cháo mới múc hoặc tiền trao ngay khi đó còn cháo thì... từ từ, có thể múc hoặc ko.
Ok, giờ xem xét các loại derivatives

Categorized by the markets where it traded:

  • Exchange traded: 
    • Standard terms & features 
    • Traded on an organized derivatives trading facility
  • OTC
    • Any transactions created by 2 parties anywhere else.
Categorized by whether the transaction (ie. Buying & selling underlying asset) occur or not

  • Forward commitments
    • Agreement between 2 parties
    • BUYER agree to buy from SELLER an underlying asset at a future date at a price established at the start
    • Specify contract’s terms & conditions
    • NOTE: each party is subject to the possibility that the other party will default!
  • Contingent claims
    • The payoffs occur if a specific event happens



Exchange traded
OTC
Forward commitments
Futures
Forward contracts
Swap



Contingent claims
Standard options on assets
Interest rate opinions
Warrants
Options on futures
Callable bonds
Convertible bonds
Standard options on assets
Interest rate opinions
Warrants

Callable bonds
Convertible bonds
Exotic options
ABS (assets backed securities – with prepayment options)

Tiếp, về lịch sử fát triển & quy mô của thị trường derivatives: nói sau nhé :">

Rồi, giờ đến Vai trò của derivative markets
Ko cần đọc cũng biết, với tư cách là 1 "insurance contract", tác dụng đầu tiên của derivatives là để phòng ngừa rủi ro.
Thôi đọc để biết đầy đủ nhé:

  1. Price discovery
  2. Risk management
  3. Improve market efficiency for the underlying assets

Tuy lợi ích là nthế nhưg Deri markets k tránh khỏi các chỉ trích, đó là:

  1. very complex - phức tạp qá các bác ko hỉu đc
  2. parties using them don't understand them well - là hệ quả của cái 1. như kiểu là "investor dùng thấy khó là fải thôi, chg' tôi là nhà sản xuất mà còn khó nữa là" :">
  3. mistakenly characterized as a form of legalized gambling: vì các bác k hiểu tính phòng vệ (hedge) nên n` khi bảo nó là đầu cơ (speculate); và k hỉu tính 'tinh hoa' của bảo hiểm nên nói nó giống như đánh bạc. haiz.
Rồi, sau khi nói đông nói tây thì về chính đạo: Các nguyên tắc cơ bản định giá CK phái sinh.

Bài này nói qua thôi, tới các loại cụ tỉ sẽ nói kỹ.
1st, nhắc đến derivatives là fải nói đến arbitrage & law of one price.
Khi có 1 hàng hóa y xì đc bán trên 2 thị trường với 2 giá khác nhau thì arbitrage ngay lập tức xảy ra: mua ở nơi giá thấp & bán ở nơi giá cao (giả sử k fát sinh bất cứ chi fí nào cho việc move hàng hóa nhé). Và hoặc là hàng đã kịp tuồn hết từ nơi giá thấp về nơi giá cao, hoặc là, áp lực mua hàng ở nơi giá thấp đẩy giá ở đây cao lên cũng như lực bán ở nơi giá cao đẩy giá bán ở đây hạ xuống: cuối cùng thì hàng hóa đó chỉ còn 1 giá mà thôi. Và đây gọi là "law of one price".

Tóm lại, sau 1 vài ví dụ loằng ngoằng thì các bạn cần hiểu là arbitrage profit doesn't exist vì thị trường sẽ điều chỉnh giá ngay tức thì. Nói riêng cho derivatives & nói chg cho các côg cụ dù loằng ngoằng phức tạp thế nào: 
"prices are set to eliminate the opportunity to profit at NO risk with no commitment of one's own funds"
Vì thế khi định giá bạn đừng có tính đến arbitrage profit. 
Coi là tiên đề đi, đừng bắt mìh chứng minh nữa mệt r =.=

[Entry này tóm tắt từ R67 in Vol 6 of CFA L1 (2009) + 1 ít tự biên tự diễn] 

Wednesday, November 30, 2011

Thống đốc NHNN "ra mắt"

Mình định share bài này ở G+ thôi nhưng càng đọc càng thấy... hay, k còn cách nào đành lôi lên đây mổ xẻ ;))

Thương hiệu vàng SJC sẽ đổi thành SBV

(TBKTSG Online) - Trong phiên chất vấn tại Quốc hội sáng nay, 25-11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết sắp tới Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) sẽ trực thuộc Ngân hàng Nhà nước và vàng miếng  SJC sẽ được đổi thành SBV.
Cuối phiên họp hôm qua nhiều đại biểu nêu ý kiến, nếu dự thảo nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng đang được Chính phủ xin ý kiến các bộ ngành hiện nay được ban hành, hoạt động kinh doanh và sản xuất vàng miếng sẽ chỉ còn Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn với thương hiệu SJC độc quyền trên thị trường. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các thương hiệu khác và cả thị trường.

Sáng nay Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời là đã làm việc với Ủy ban Nhân dân TPHCM về việc chuyển Công ty SJC (hiện thuộc UBND TPHCM) sang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, để từ đó Nhà nước vừa giữ được yêu cầu độc quyền trong quản lý và sản xuất vàng miếng vừa tiết giảm được chi phí trong sản xuất” [1]. Ông Bình cũng cho biết sẽ chuyển đổi thương hiệu vàng miếng SJC trở thành thương hiệu SBV, là tên viết tắt tiếng Anh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Về sự thiệt thòi của các doanh nghiệp kinh doanh vàng khác, ông Bình cho rằng cần phải “hy sinh vì lợi ích quốc gia và vì yêu cầu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô”.[2]
Theo ông Bình, từ năm 2008 trở lại đây, thị trường thế giới chao đảo, giá vàng nhiều biến động, gây bất ổn kinh tế vĩ mô, trong khi mặt bằng pháp lý để quản lý mặt hàng vàng còn nhiều bất cập. Từ đây, việc xây dựng dự thảo nghị định quản lý kinh doanh vàng với trọng tâm là tập trung sự quản lý, điều tiết, thậm chí độc quyền ở Ngân hàng Nhà nước là cần thiết.
“Siết sản xuất và kinh doanh vàng miếng theo nguyên tắc Nhà nước độc quyền. Nếu có nhóm lợi ích ở chỗ này, thì các nhóm lợi ích đó đi ngược lại lợi ích của quốc gia, không được chấp nhận và không tồn tại trong thời gian tới”[3], ông Bình nói.
"Không có ngân hàng to đến mức không vỡ được"
Liên quan đến khả năng đổ vỡ của một số ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho rằng, kể cả các ngân hàng được xem là lớn nhất ở Việt Nam thì quy mô và tổng tài sản cũng chỉ bằng cỡ trung bình trong khu vực, do vậy không đến mức không thể đổ vỡ.
Một vấn đề được dư luận quan tâm rất nhiều gần đây và được đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) mang vào hội trường hỏi thống đốc là tại sao chỉ đặt vấn đề tái cơ cấu các ngân hàng nhỏ, yếu kém: “Như vậy ngân hàng lớn không có khả năng đổ vỡ hay sao?”, ông Nghĩa hỏi.
Ông Bình phân tích quy mô và tổng tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) là lớn nhất nước ta hiện nay cũng chỉ tương đương cỡ ngân hàng trung bình trong khu vực (ngân hàng trung bình ở Đông Nam Á cỡ tổng tài sản khoảng 100 tỉ đô la Mỹ). Ông cho rằng nhiều ngân hàng rất lớn trên thế giới đã đổ vỡ trong thời gian qua, do vậy: “Đại biểu yên tâm là không có chuyện tổ chức tín dụng ở Việt Nam to đến mức không thể đổ vỡ được”[4], ông nói.
Cũng liên quan đến vấn đề lợi nhuận của ngân hàng, ông Bình cho rằng cần có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này. “Với ngân hàng có tổng tài sản 50 đến 60 ngàn tỉ đồng, vốn điều lệ lên từ 3.000 - 5.000 tỉ, còn vốn chủ sở hữu lên tới cả chục ngàn tỉ đồng mà một năm lãi khoảng 1.000 - 2.000 tỉ đồng là không cao ”. Ông còn nói các tổ chức tín dụng chỉ đứng thứ 15 trong tất cả các nhóm các doanh nghiệp về lợi nhuận và điều này thể hiện ở giá cổ phiếu ngân hàng rất thấp so với các doanh nghiệp khác.
Người lãnh đạo ngành ngân hàng còn khuyến cáo người dân cần có cái nhìn đúng khi một số ngân hàng công bố lợi nhuận hàng tháng, hàng quí hay công bố chênh lệch thu nhập và chi phí theo tháng rất cao, thực ra là các chiêu quảng cáo gây hiểu lầm[5]. Lợi nhuận thực tế của ngân hàng chỉ có thể là con số chính xác sau khi lấy doanh thu trừ đi các khoản trích lập dự phòng, trách nhiệm thuế, sau ngày 31/12 hàng năm.

[1]: Tại sao Nhà nước CẦN PHẢI độc quyền quản lý SX vàng miếng? Tiết kiệm chi phí? Cho aiNếu là cho doanh nghiệp SX thì ko cần, làm ăn thua lỗ tự người ta bỏ chạy thôi. Nếu là cho XH? Mìh ko hiểu! [2]: Đấy lại "đá" ngay với cái "tiết kiệm chi phí" ở trên nhé. Mà ước gì bác nói câu này với các Tập đoàn, Tổng cty nhỉ.[3]: Độc quyền là xóa bỏ hay tạo ra "nhóm lợi ích qgia"?[4] & [5]: tạm 'suy diễn' ra là: Các bác người dân cứ chuẩn bị tinh thần YÊN TÂM mà nhìn ngân hàng đổ vỡ nhé! Thì đấy, bác bảo là chả có ngân hàng nào too big to fail, rồi lại bảo bọn bank toàn "quảng cáo gây hiểu lầm" => chả đáng tin gì cả, đổ vỡ là tất-lẽ-dĩ-ngẫu!Mà tại sao chỉ so quy mô bank VN với bank ở Mỹ mà ko so quy mô 2 nền kinh tế? Nó như kiểu "Ôi, hạt đường thôi mà? Voi nó liếm cái là hết ngay cả mấy cân í chứ!". Ko thèm đếm xỉa rằng cái đứa đang khệ nệ khênh hạt đường í là con kiến!

Thursday, November 17, 2011

writing guide

Writing process
  • Plan - 5': 
    • make decision 'bout what to write <=> choose your thesis
    • brainstorm 'bout the ideas + arrangement
    • outline
  • Write - 25': 
    • write separate paragraph to develop each major point
    • each point should directly support the thesis
  • Revise - 5':
    • (stupid) grammar (mistake)
    • vocabulary errors
---
Writing structure
  • Introduction (~4 sentences)
    • introduce the general topic of the essay
    • focus on the question  (restate the question by ur own words)
    • state ur thesis
  • Body
    • supporting point 1
      • topic sentence <=> main idea of the paragraph
      • specific examples/reasons/other details supporting the topic sentence
      • additional details
    • supporting point 2
    • ...
  • Conclusion (1-2 sentences): choose 1 of the following:
    • restate the thesis in different words
    • summarize the supporting points
    • draw a conclusion
    • make a prediction
    • make a recommendation

Saturday, November 12, 2011

Project MUSE - ASEAN Economic Bulletin - Avoiding the Middle-Income Trap: Renovating Industrial Policy Formulation in Vietnam

Project MUSE - ASEAN Economic Bulletin - Avoiding the Middle-Income Trap: Renovating Industrial Policy Formulation in Vietnam: "- Sent using Google Toolbar"

Search về bẫy thu nhập trung bình - "middle income trap" thì tìm đc cái này. Mìh đag đọc dở và thấy hay cực. Đọc nốt rồi sẽ viết tóm tắt hoặc gì đó. Đặt cục gạch nhé.

Một đoạn ví dụ:
monozukuri is manufacturing for the primary purpose of achieving customer satisfaction through high quality in the spirit of a proud & dedicated artisan, rather than just making profit
(11 Aug 2011)
---
updated @ 12th Nov 2011: dã man, 3 tháng để 'ngẫm' xog cái báo cáo +______+
Đây là version đã được 'ném đá' (note với highlight đủ kiểu).

Kết luận: báo cáo ~ 20 pages, đc 10 pages đầu hay, đoạn sau nói về thể chế chính sách điều hành các thứ... => mìh rất ngu. Đọc ko thấy thích. Với cả 1 vấn đề nữa (có lẽ giải thích cho việc vì sao mìh ko thích) đấy là các solution - và thực ra cả problem - chả có gì mới. Nghĩa là các bác researchers đều chỉ ra những điểm đó và bảo là phải thế lọ thế chai (tất nhiên có các trường phái khác nhau với các tư duy cổ quái khác nhau nhưg đây chỉ nói đến các bác mà mìh đồng tình). Nhưng nhưng nhưng nhưng nhưng nhưng. Nó giống như kiểu: "Bao giờ trạch đẻ ngọn đa?" í. Người ta biết thế nhưng có làm thế đâu!

Báo cáo này đã chỉ ra:
Trong việc ban hành chính sách của VN có 2 vđề:
- Ko có sự 'interact' giữa các thành phần kinh tế - nói chg là người 'bị' tác động của luật - với người làm luật.
- Ko có sự 'interact' giữa các bộ ngành. mạnh ai nấy làm
(ấy là chưa nói đến 'mạnh vùng nào vùng í làm' nhé)
Vì thế chính sách ban hành rất thiếu tính thực thi (ra 1 cái luật 3 ngày lại sửa, biết rồi khổ lắm nói mãi!)
Cải cách hành chính, thu gọn bộ máy hành chính cồng kềnh, nâng cao chất lượng nhân sự, ngăn chặn chảy máu chất xám... ôi - có gì mới ko???

Có mấy câu hỏi đặt ra - mà đọc xog bài này ko giải quyết đc: "là 1 người bình thường, tôi đối phó với middle income trap ntn? tôi fải hành xử ra sao trong cái trời đất này?"

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam

Disclaimer: Entry này là 'food for thought' của mìh, ko có tác dụng bình luận, nhận định, phán đoán, đưa ra cảnh báo hay khuyến nghị.

1. Những phát súng đầu tiên (Nói luôn là nó là "đầu tiên" đối với mìh, 1 đứa đứng từ ngoài nhìn vào, và đứng từ ngoài kha khá lâu rồi giờ mới lại nhìn vào, nhé!)
BIDV hỗ-trợ-thanh-khoản Bắc Á & GP Bank
tiếp:
BIDV cam kết hỗ trợ ngân hàng Đệ Nhất

Hôm trc đọc bài đầu tiên thì hơi giật mìh, hnay đọc tiếp bài thứ 2 thì tỉnh cả ngủ.
- Những dấu hiệu đầu tiên cho công cuộc sáp nhập ngân hàng? Sao toàn BIDV??? 1 mình BIDV ôm 3 ngân hàng kia?
- Khủng hoảng thanh khoản? Những ngân hàng "được" nêu tên NHẬN hỗ trợ thanh khoản thế kia - ai gửi tiền nữa ko?

- Và thực ra đây là phần nổi của tảng băng chìm. Phần chìm thì ko biết đc. SBV bật đèn xanh cho thông tin này đc public như thế sao?
- Lọ mọ vào website của cả 3 bank này xem cơ cấu cổ đông, cổ đông chiến lược. Nhưg ko có thông tin. Haiz.


2. Lục lọi vụ này. Có báo cáo khá hay của Stox Plus: nêu thực trạng + bàn giải pháp, mở ngoặc là giải pháp được tham khảo và đúc kết từ các vụ khủng hoảng & xử lý khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu. Bản original ở đây và bản dính kèm vài comments + highlight của mìh ở đây. Có vài con số hay. Mìh ko lôi ra đây đâu, các bạn chịu khó đọc đi.


3. Thực ra để dọn đường cho vụ này thì fải lần giở về trước. Đầu năm 2010 đã có thông tư 04/2010/TT-NHNN v/v sáp nhập - hợp nhất - mua lại tổ chức tín dụng. Nhưng mà ngoài quy định cực kỳ cụ tỉ về số bộ hồ sơ với lại 1 bộ hồ sơ cần những gì thì... chả còn gì nữa. Thực ra ở tầm thông tư thì có thể kỳ vọng đc cái gì? Nhưng rõ ràng mìh kỳ vọng nhiều thứ chứ ko fải chỉ là số bộ hồ sơ!

4. Nhưng mìh đồng ý với báo cáo của Stox: việc 'giải tán' các ngân hàng nhỏ và 'tống khứ' nó vào các ngân hàng to k fải là giải fáp đầu tiên và duy nhất.

...
Nghển cổ chờ các diễn biến tiếp theo.

Wednesday, October 26, 2011

Mổ xẻ 1 bài báo


Quyết liệt với vốn trái phiếu 

(TBKTSG) - Rất nhiều báo cáo, đánh giá của Chính phủ, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên tục trong 10 ngày gần đây cho thấy cần phải áp dụng hàng loạt các biện pháp “cưỡng chế” mạnh vì vốn trái phiếu chính phủ đã vượt xa sức chịu đựng của nền kinh tế.

Bước nhảy vọt của vốn trái phiếu 
Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 9 của Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã đưa ra những con số giật mình: trái phiếu chính phủ (TPCP) năm nay dự kiến phát hành 45.000 tỉ đồng. Nhưng tổng hợp nhu cầu vốn cho giai đoạn 2011-2015 (tính cả trượt giá) là 500.000 tỉ đồng. Điều này là không thể trong điều kiện nền kinh tế tập trung hàng đầu cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. <=== vì sao "giật mình", vì sao  "là ko thể"???

Thế nhưng báo cáo mới nhất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh công bố hôm 30-9 tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy dòng vốn này đã có những dấu hiệu “nước tràn đê”, hơn cả những gì ông Đam đã công bố. Số liệu của báo cáo được Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội dẫn ra cho thấy, tổng mức vốn TPCP cho giai đoạn 2003-2010 được phê duyệt là 63.064 tỉ đồng. Sau nhiều lần điều chỉnh danh mục, tổng mức đầu tư, nhu cầu vốn đã lên đến 641.770 tỉ đồng vào cuối năm nay, gấp 10,17 lần con số đề ra. Và thực tế, trong bảy năm (2003-2010) đã bố trí 236.770 tỉ đồng, tức là mức chi thực tế đã gấp 3,75 lần dự tính. Kết quả ra sao? Dự kiến đến hết năm nay có 1.952 dự án và tiểu dự án được hoàn thành, nhưng số dự án còn dở dang lại lớn hơn: 2.343 dự án. Và chỉ để hoàn thành các dự án trong danh mục nêu trên, không tính thêm các dự án mới, trong năm năm tới (2011-2015) cần bố trí thêm 405.000 tỉ đồng nhu cầu vốn. Nếu tính cả trượt giá sau năm năm là tròn 500.000 tỉ đồng.

Mỗi con số ngày một xa cái đích ban đầu. Nhớ lại, hồi tháng 10-2010, Chính phủ đã trình một danh mục vốn trái phiếu năm năm và được Quốc hội cho phép phát hành 315.000 tỉ đồng tiền vốn, nay dự kiến đội thêm 185.000 tỉ đồng nữa. Như vậy là nới lỏng đầu tư công, trái với yêu cầu của Nghị quyết 11. Vì vậy, Ủy ban Tài chính ngân sách đã thống nhất với Chính phủ chỉ bố trí vốn TPCP cho giai đoạn 2011-2015 tối đa là 225.000 tỉ đồng (bằng 40% nhu cầu), tương ứng với 45.000 tỉ đồng/năm. Quyết định trên yêu cầu phải được thực hiện nghiêm vì các cân đối vĩ mô còn rất căng thẳng, tình hình nợ công ngày một cao. Theo cơ quan này, không thể cân đối đủ nguồn cho nhu cầu vốn như vậy và nó có thể gây bất ổn cho kinh tế vĩ mô.

Phải đóng cửa hàng loạt dự án 
Tình hình sử dụng vốn trái phiếu căng thẳng quá mức dẫn đến việc Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phải đề xuất đưa nguồn vốn TPCP vào cân đối ngân sách hàng năm, bắt đầu từ năm 2013. Lộ trình đề xuất dường như hơi trễ vì Luật Quản lý nợ công có hiệu lực từ năm 2010 đã ghi rõ: “Quốc hội quyết định tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ gắn với dự toán ngân sách ”.
Với tình hình sử dụng vốn trái phiếu hiện nay, người ta có quyền đặt câu hỏi là kỷ luật ngân sách có được thực thi nghiêm túc không khi mà việc rà soát các dự án đầu tư từ trái phiếu, theo Nghị quyết 11, thực chất chỉ là giãn tiến độ các dự án. Trong số nhiều dự án mới khởi công, có đến 333 dự án không thuộc danh mục dùng vốn năm nay đã “lọt cửa”. Nhiều dự án được điều chỉnh mục tiêu, tăng quy mô và tổng mức đầu tư trong khi không được phép. Ủy ban Tài chính ngân sách yêu cầu Chính phủ phải báo cáo rõ về số dự án này, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, địa phương và thu hồi toàn bộ vốn trái phiếu đã bố trí sai trong năm 2011 về cho ngân sách. Song, Chính phủ chỉ đề xuất việc thu hồi vốn và không đề cập đến các vấn đề còn lại (Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2011). Vậy ai sẽ là người thực hiện yêu cầu thu hồi vốn? Ai sẽ là nơi làm rõ trách nhiệm của các địa phương, tổ chức, cá nhân cấp vốn sai mục đích? Điều này là không thể bỏ qua.

Danh mục các loại dự án không được bố trí vốn TPCP thời gian tới
1. Các dự án mở rộng, cải tạo sân bay chưa cần thiết, các dự án hạ tầng chưa thật sự cấp bách (đường Hồ Chí Minh, đường Trường Sơn Đông...)
2. Các dự án nhóm B, nhóm C thời hạn thực hiện quá hai năm so với quy định.
3. Các dự án được Thủ tướng Chính phủ giao vốn thực hiện trong nhiều năm nhưng kế hoạch 2011 không được các bộ, ngành bố trí vốn.
4. Các dự án không giải phóng được mặt bằng hoặc giải phóng mặt bằng quá ba năm.
5. Các dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000-2.000 tỉ đồng nhưng mới bố trí được dưới 15% tổng mức đầu tư.
6. Các dự án có khả năng chuyển đổi hình thức đầu tư để thu hồi được vốn như BOT, BT, PPP (phần vốn TPCP đã đầu tư và vốn doanh nghiệp bỏ thêm để hoàn thành) đối với các dự án giao thông, bệnh viện, ký túc xá sinh viên ở những nơi phát triển như Hà Nội, TPHCM, Bà Rịa-Vũng Tàu...
(Nguồn: Đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Theo một báo cáo hôm 23-9 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được thực hiện theo yêu cầu của Chính phủ, về “Nguyên nhân lạm phát và các giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới”, lần đầu tiên bộ chỉ thẳng lạm phát do cầu kéo, xuất phát từ việc bội chi ngân sách (tính cả vốn trái phiếu), không phải là những con số đẹp như đã từng công bố. Nếu tính cả vốn trái phiếu chính phủ thì tỷ lệ bội chi cao hơn nhiều. Năm 2008, bội chi công bố là 4,6% (nếu tính cả vốn trái phiếu lên đến 6,4%), năm 2009: 6,9% (thực tế 10,1%); năm 2010: 5,6% (thực tế 8,7%). Tổng cầu cao như vậy ngoài việc gây áp lực lên mặt bằng giá còn ảnh hưởng đến toàn thị trường, đẩy lãi suất tăng cao trong vài năm gần đây.

Wednesday, August 3, 2011

Thursday, June 9, 2011

Đọc lại Corporate governance (quản trị doanh nghiệp nội bộ/ quản trị xung đột)

[R48/Cur 4 - CFA L1 2009]

(mìh hơi đảo lộn thứ tự trong sách nhé)
Các khái niệm
Corp. gov: hệ thống kiểm soát và quy trình nội bộ để quản lý doanh nghiệp. Nó đưa ra khung định nghĩa cho quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các nhóm khác nhau: cấp quản lý, Hội đồng quản trị (Board of directors - BOD), cổ đông nắm quyền chi phối và cổ đông thiểu số - trong một tổ chức. Hệ thống và khung định nghĩa này đặc biệt quan trọng cho các công ty với hàng đống cổ đông thiểu số.
Trọng tâm của corp. gov là các thỏa thuận về việc kiểm tra, các bảng kê và động lực mà 1 cty cần có để tối thiểu hóa và quản lý mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Mục tiêu của nó là ngăn ngừa việc 1 nhóm cổ đông chiếm đoạt dòng tiền và tài sản từ các nhóm cổ đông khác.
Nhìn chung trong thực tế, một hệ thống quản trị nội bộ tốt hướng tới việc đảm bảo:
- Các thành viên BOD hành động vì lợi ích cao nhất của chủ sở hữu (shareowners)
- Công ty hành xử một cách hợp pháp và có đạo đức với các cổ đông và người đại diện của họ
- Mọi cổ đông có quyền ngang nhau trong việc tham gia quản trị nội bộ và được BOD và các cấp quản lý trong cty đối xử bình đẳng; cũng như mọi quyền của chủ sở hữu và cổ đông được nêu ra và thông báo rõ ràng.
- BOD và các thành viên BOD được cơ cấu sao cho họ hành động độc lập với các cấp quản lý DN, các cá nhân hay tổ chức có quyền kiểm soát ban giám đốc, và các tổ chức ko phải chủ sở hữu khác.
- Các biện pháp kiểm soát và các quy trình phù hợp đc đưa ra nhằm kiểm soát các cấp quản lý DN trong việc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày
- Hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính của DN cũng như việc quản trị nội bộ DN đc báo cáo thường xuyên tới các chủ sở hữu một cách bình đẳng, rõ ràng, kịp thời, đáng tin cậy, thích đáng, hoàn chỉnh và có thể xác minh.
Việc 1 cty có thể đạt đc các mục tiêu này hay ko phụ thuộc phần lớn vào sự hoàn thiện của hệ thống quản trị nội bộ và tầm quan trọng của chủ sở hữu trong các vấn đề quản trị nội bộ - thông qua quyền biểu quyết của chủ sở hữu. (1)
Sự thành công của BOD trong việc bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu cũng phụ thuộc các y/tố này. (2)
Thông qua (1) và (2) có thể đánh giá corp. gov của cty.

Raising awareness rather than setup standard
Thế nào là một hệ thống quản trị nội bộ tốt? Rất khó lượng hóa và cũng ko có cái gọi là 'chuẩn mực' chung nên CFA ko đưa ra các tiêu chí để xác định thế nào là good corp. governance system cũng như ko khuyến nghị corp. gov. nào là phù hợp nhất cho nhà đầu tư. Thay vào đó, các thứ nêu ra ở đây chỉ nhằm gợi ý/cảnh báo nhà đầu tư về các vấn đề cơ bản trong corp. gov. và các rủi ro ảnh hưởng đến doanh nghiệp; đồng thời nhấn mạnh một số nhân tố mà nhà đầu tư cần chú ý.

Tầm quan trọng của quản trị nội bộ đối với nhà đầu tư
- Các nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên hệ giữa hệ thống quản trị nội bộ tốt với khả năng sinh lời cao cũng như với các thông số đo hiệu quả đầu tư. Vdụ 1 ng/cứu năm 2004 do ISS & Georgia State Uni thực hiện cho thấy: các DN đc quản trị nội bộ tốt nhất (theo cách phân loại của ISS) có ROI và ROE bình quân cao hơn 18.7% và 23.8% so với các DN kém.
...
=> tóm lại là: good corp. gov leads to better results for companies & for investors.

---
Tóm tắt 1 số điểm cần quan tâm trong corp. gov. khi đánh giá từng đối tượng/nhóm trong DN:
- The Board (BOD)
- Management
- Shareowner rights
Mời xem tiếp ở entry này (mìh chán tóm tắt/ translate/ retype r, bao h có nhã hứng mìh sẽ làm nốt :-s )

Monday, May 30, 2011

Nghiên cứu tài chính một cách có hệ thống

Để ng/cứu về tài chính 1 cách tử tế:

1st, mời bạn đọc (lại) Kinh tế vi mô + Vĩ mô (G.Mankiw) để biết economics là cái gì. (đây là quyển macro, kcó micro thì phải :-S )

[update 2012.10.24: link quyển macro của m die rồi, m tìm đc link khác dán vào. chỉ là copy link thôi chứ đó k fải file của m nhé :) ]

2nd, đọc Money, Banking & Financial market (Mishkin) để hiểu về thị trường tài chính. Quyển này cực cực cực kỳ hay. Có sách t.việt, nhưng dịch từ hồi năm 2000 và dựa trên bản t.anh xuất bản từ hồi 1992 nên thậm tệ outdated => đọc sách t.anh cho đc việc. (Link here)

3rd: ok rồi, giờ đọc đến (các quyển dưới này mời check ở đây, có nguyên 1 folder, t ngại đưa link từng thứ):
- Corp. Finance hoặc quyển Fundamental of Corp. Finance:

Corp. finance ng/cứu 3 vấn đề, hay nói cách khác, 1 bác làm CFO là người trả lời các câu hỏi:
1. Đầu tư vào đâu thì có lời?
2. Nguồn nào để tài trợ cho khoản đầu tư đó?
3. Quản lý thanh khoản trong ngắn hạn?
Để trả lời đc đống câu hỏi đó thì cần nhất là hiểu đc
3 cái báo cáo tài chính
Báo cáo kết quả kinh doanh (statement of business/ profit & loss report)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Statement of cash flow)
Bảng cân đối kế toán (balance sheet)
Dòng tiền. Làm finance quan trọng nhất là dòng tiền.
Hiểu về dòng tiền thì bạn làm tài chính dự án (mấy cái mà hay gọi là “FS” í) ngon. Và chính nhờ việc nghiên cứu FS í thì mới trả lời đc câu hỏi (1) ở trên

- Investment:
o Investment nói chung, theo mìh, mìh phân thành 2 loại: direct & indirect.
Direct thì giống như là business: bạn mở xưởng sản xuất, phát triển thêm 1 loại sản phẩm mới, gia nhập 1 thị trường mới… nghĩa là ngoài việc ném TIỀN vào thì bạn phải bỏ công sức quản lý suy nghĩ nọ kia
Indirect: ném tiền vào, kỳ vọng nó sẽ đem lại xx% lợi nhuận. Thế rồi theo dõi xem nó có xảy ra đúng như thế ko, có mang lại xx% như mình kỳ vọng?
Thì quyển Investment này nghiên kíu loại INDIRECT investment. Nó giúp bạn hiểu về các loại “investment assets”, nói nôm na là: nó cho bạn biết có các món ăn này kia => từ đó bạn sẽ chọn ăn cái gì với cái gì cho hợp khẩu vị của bạn.
***
Nếu sau đấy bạn muốn nghiên kíu cái gì đó kỹ hơn thì sẽ có các thể loại gối đầu giường khác, vdụ:

- Commercial bank (P.Rose) nếu quan tâm đến hệ thống ngân hàng thương mại & các sản phẩm
- Định giá bất cứ cái business gì => A.Damodaran
- Có cả n~ quyển viết riêng về Fixed Income hay M&A… các thứ

Okie? Ai có sách gì hay thì cứ recommend ở đây nhé. Thx u in advance :x

p.s: cái này hơi thiên về tài chính doanh nghiệp, mặc dù 1st và 2nd cũng có liên quan dính dáng đến tài chính công & tài chính quốc tế. Anyway vì specialization của t là Corp Finance chứ ko phải 2 cái kia nên t ko rõ về 2 cái kia lắm, k dám chém linh tinh.

Tuesday, May 17, 2011

[Markowitz's theory] phân biệt EF, CML & Utility

Hôm rồi có bạn hỏi tớ, khi bạn í bị lẫn lộn lung tung giữa EF, CML, Utility... Vấn đề là, lúc đọc từng thứ thì ok ko vấn đề gì, nhưng khi ghép 3 cái với nhau thì bị confused.

Tớ thấy phần này trong sách (CFA L1) viết hơi lộn xộn về mặt tư duy, vì vậy t suggest các bạn tư duy kiểu bottom-up như thế này cho dễ nhé.
...
Viết 1 hồi t thấy tóm lại chỉ có như thế này:

- Tiếp điểm của U & CML trả lời câu hỏi: TỶ TRỌNG giữa TS rủi ro & TS phi rủi ro trong danh mục đầu tư (*)

- Tiếp điểm của CML & EF trả lời câu hỏi: ok, với danh mục đầu tư (*) đó thì TS rủi ro là cái gì?Nếu đọc từng đó mà bạn hiểu đc thì thôi k cần đọc đoạn dưới. Còn nếu chưa hiểu thì ráng đọc tiếp vậy ^^.

1. Bắt đầu từ EF. Chọn chọn nhặt nhặt giữa các loại tài sản rủi ro để ra được một danh mục đầu tư tối ưu, đánh dấu bằng một điểm. Và tập hợp của các điểm như thế => đường EF.

2. Bây giờ ko quan tâm 'danh mục' là cái gì, trong danh mục có những cái gì. Chỉ cần coi mọi điểm nằm trên EF đều là tài sản rủi ro (risky asset) tối ưu. Bây giờ góc nhìn rộng hơn: kết hợp giữa tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro (risk-free asset) như thế nào?
Cái "danh mục" giờ là danh mục giữa đúng 2 tài sản: TS rủi ro & TS phi rủi ro nhé. Biến đổi loằng ngoằng 1 hồi => ra đc CML là tập hợp các danh mục tạo bởi:
- TS phi rủi ro (với độ lệch chuẩn và tỷ lệ sinh lời kỳ vọng - đã xác định & cố định rồi nhé)
- TS rủi ro: đường CML tiếp xúc với EF tại 1 điểm tạm gọi là M => TS rủi ro là danh mục M (độ lệch chuẩn, tỷ lệ sinh lời kỳ vọng cũng như tỷ trọng cụ thể của các TS rủi ro trong danh mục M - đã xác định đc & cũng cố định luôn)
(vì sao nó lại là tiếp điểm giữa CML với EF thì đọc sách nhé, "hoàn toàn Toán" thôi).
Như vậy, các danh mục khác nhau nằm trên CML chỉ khác nhau bởi tỷ trọng giữa TS rủi ro & TS phi rủi ro.

3. Việc phân bổ bao nhiêu vào TS rủi ro và TS phi rủi ro tùy thuộc mức độ chấp nhận/ e ngại rủi ro của từng nhà đầu tư cụ thể => biến số này đc thể hiện bằng đường Utility (đường lợi ích).
Điểm tiếp xúc giữa U và CML chính là danh mục tài sản tối ưu (gồm cả TS phi rủi ro & TS rủi ro, với 1 tỷ trọng nhất định).


----
Trong sách có vẽ trường hợp U tiếp xúc với EF. Thì đó chỉ là minh họa cho 1 câu hỏi: ok với hàng đống danh mục đầu tư (vào tài sản rủi ro) tối ưu cùng nằm trên EF, chọn danh mục nào cho thỏa mãn lợi ích của nhà đầu tư? Nó đã bỏ qua phần TS phi rủi ro rồi.

Tạm thế. Hope this helpful ^^

Thursday, May 5, 2011

Doanh nghiệp bất động sản bị phân biệt đối xử

Doanh nghiệp bất động sản bị phân biệt đối xử: "Các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản bị phân biệt đối xử khi phải chịu lãi suất vay vốn cao hơn doanh nghiệp ở các lĩnh vực ngành nghề khác"





IMO, trước hết, cái kiểu trần với sàn - mìh totally disagree rồi nên ko bàn đến tính đúng đắn của cái việc quy định lãi vay trần/sàn (cho bất kể ngành khỉ gì). Nhưng kêu là real estate bị 'phân biệt đối xử' thì thật nhảm nhí. Mỗi ngành có 1 cái rủi ro ngành khác nhau (industry risk). Làm sao mà đòi ngành này bằng ngành kia? Ngay cả trong cùng 1 ngành còn bị 'phân biệt đối xử' giữa các khách hàng - theo credit rating của khách hàng - thế thì có gì mà kêu nhỉ???

Hơn nữa, theo í kiến chủ-quan-cá-nhân của mìh, các bác xây chung cư í, các bác có một nguồn vốn quan trọng khác: prepaid của buyer. Có developer nào xây xong nghiêm chỉnh cái nhà rồi mới bảo buyer trả tiền? Hay là chưa cần biết mặt mũi cái nhà tn, buyer đã cun cút mà nộp tiền theo tiến độ?

Tuy nhiên, bài này có 1 điểm - mìh totally agree. Đấy là đừng vơ đũa cả nắm gọi "doanh nghiệp bất động sản". Developer rõ ràng khác với broker, right?

Tuesday, March 22, 2011

Corp.finance 3: Working capital Management (3) - Inventory

MANAGING INVENTORY
  • Aim: keep production continuous however, NO more inventory than necessary
  • Motive for holding inventory
    • Transaction motive
      • inventory is needed as a part of the routine production-sale cycle <=> equals to planned manufacturing
      • dictated by the manufacturing plan
    • Precautionary stock
      • avoid  any stock-out losses <=> profit lost from not having sufficient inventory on hand to satisfy demand (NOT enough inventory)
    • Speculative motive, for example
      • ensuring the availability & pricing of inventory
  • Results of inappropriate inventory reserved
    • Over reserved
      • liquidity squeezes
      • misuse of facility
      • reduce firm's competitiveness: can't match pricing 'cos of its large inventory costs
    • Under reserved
      • losing customers (stock-out losses), gain their ill-will from long delays delivery (?)
      • plant shut down & expensive special runs
      • inability to avoid price increases by suppliers
  • Approach to managing levels of inventory
    • EOQ (economic operating quantity)
      • safety stock: @ Q that needs to order new inventory
      • anticipation stock: Q> Q that needs to order new inventory
    • JIT (just in time), combined with Manufacturing Resources Planning (MRP)
  • Inventory cost
    • ordering
    • carrying
    • stock-out
    • policy
  • Evaluating inventory management
    • No. of days of inventory
    • Inventory turnover

Corp.finance 3: Working capital Management (2) - A/R

MANAGING A/R (account of receivables)
  • A/R features
    • important, 'cos:
      • lead to customers' default (more popular), or
      • lead to decrease sales
    • a go-between for credit manager, treasury manager & accounting manager => need to combine the operating
    • considered to be a derivative activity from credit granting
    • goals of managing AR:
      • update
      • accurate
      • exactly appropriate btw the 3 department
    • How to do managing:
      • inside: by captive finance subsidiary: established to provide financing of the sales of the parent firm
      • outside: outsourcing service
  • Key element of trade credit granting process
    • Types of credit accounts
      •  Ordinary terms: standard format
        •  Net t: pay fully @ t days after today
        • d/t1 net t: discounted d% if pay in t1 days from now, or full @ t days after today
      • CBD: cash before delivery
      • COD: cash ON delivery
      • Bill-to-bill: pay for Nth bill before (N+1)th bill
      • Monthly billing: pay monthly
    • Credit scoring model
  • Managing customers' receipts (not yet understood)
  • Evaluating AR management
    • AR turnover, no. of days of AR: rough data, tell nothing 'bout quality of AR
    • weighted average collection period
      • separate AR in different groups, for example: 1-30days, 31-60days...
      • compute % of each group in total AR (*), eg.: 20/100 = 20%
      • weighted days: multiply (*) by average day in each aging group, for example: average day of aging group "1-30 days" is 28 days => 20% * 28days = 5.6 weighted days
      • sum all the weighted days => weighted average collection period

Thursday, February 10, 2011

Finance, economics, business, marketing???

1. Finance nghiên kíu vấn đề:
- quăng tiền vào đâu để tiền-sinh-ra-tiền. Tất nhiên ko phải là quăng tiền vào đâu đó, sau 3 ngày sinh lời 100% nhưng lạm phát đã 200%. Financier quan tâm đến giá-trị-thời-gian-của-tiền. 1 cách chủ quan, mình cho rằng đó là điểm sáng suốt nhất của finance. Uhm dưới góc độ này thì finance dường như trùng với investment.
- tuy nhiên khi đã lóe ra ý tưởng quăng tiền vào đâu để tiền sinh ra tiền thì financier phải tính đến việc dùng nguồn nào để tài trợ cho cái ý tưởng đó. Investment, dường như, chỉ là: có sẵn 1 đống tiền đó mình làm gì bây giờ?
- cuối cùng, trong lúc nhìn dài hạn vậy thì financier cũng ko quên cân nhắc đến việc làm-sao-để-sống-qua-ngày. Kiểu như chỉ cần qua nốt đêm nay mai mìh sẽ ngồi trên 1 núi tiền. Nhưg mình đã chết đói lúc rạng đông.<= Việc của financier là ko để xảy ra tình trạng đó.

2. Econ. nghiên kíu sự phân bổ nguồn lực.
- nên microecon mới nghiên kíu tại sao doanh nghiệp lại sx cái này còn đi mua cái kia. rộng hơn, microecon trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp í, việc kinh doanh í, có đáng để tồn tại trên thị trường không.
- nên macroecon mới nghiên kíu:
+ cân bằng thị trường và sự "link" linh tinh beng giữa các thị trường.
+ tính hiệu quả & công bằng trong việc phân bổ nguồn lực. rộng hơn, macroecon quan tâm đến tổng lợi ích xã hội - social benefit (trong khi finance chỉ quan tâm đến việc đầu tư của mình profit or loss) (*)

Với cách hiểu này, có thể thấy finance là 1 phần của econ. Econ nghiên kíu sự phân bổ nguồn lực. Có đủ loại nguồn lực (ít nhất có thể kể ra capital & labor). Thì finance chỉ care đến capital thôi :)


3. Thực ra (*) ở trên ko hẳn đúng. Financier quan tâm đến cashflow hơn là profit. Mìh nghĩ rằng profit or loss là việc của CEO và vì thế nó liên quan đến business. Nhưng mình chưa phân biệt đc business với finance & marketing nên tạm để đây đã.

4. Marketing lại cũng là 1 nhánh trong econ. Mkt chỉ tập trung nghiên kíu: à, thị trường này cần cái gì? (hoặc là mình có thể tạo ra thị trường gì?). Và tìm cách đáp ứng.
Với cách hiểu này mìh lại thấy business là 1 phần của mkt. Finance cũng là 1 phần của mkt nốt :)). Chẳng phải nếu mkt tìm ra đc thị trường hoặc method để 'đánh' vào thị trường thì nó chính là 1 business idea? Khi đó financier/investor đang cầm 1 đống tiền có thể consider: ừ nghe có vẻ cũng hay, mình đồng ý ném tiền của mình vào đây!

See?
---
Mong là về lâu dài mìh hiểu rõ hơn để viết lại bài này tử tế hơn. Tạm thời mới biết vậy thôi :">.