Wednesday, November 30, 2011

Thống đốc NHNN "ra mắt"

Mình định share bài này ở G+ thôi nhưng càng đọc càng thấy... hay, k còn cách nào đành lôi lên đây mổ xẻ ;))

Thương hiệu vàng SJC sẽ đổi thành SBV

(TBKTSG Online) - Trong phiên chất vấn tại Quốc hội sáng nay, 25-11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết sắp tới Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) sẽ trực thuộc Ngân hàng Nhà nước và vàng miếng  SJC sẽ được đổi thành SBV.
Cuối phiên họp hôm qua nhiều đại biểu nêu ý kiến, nếu dự thảo nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng đang được Chính phủ xin ý kiến các bộ ngành hiện nay được ban hành, hoạt động kinh doanh và sản xuất vàng miếng sẽ chỉ còn Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn với thương hiệu SJC độc quyền trên thị trường. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các thương hiệu khác và cả thị trường.

Sáng nay Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời là đã làm việc với Ủy ban Nhân dân TPHCM về việc chuyển Công ty SJC (hiện thuộc UBND TPHCM) sang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, để từ đó Nhà nước vừa giữ được yêu cầu độc quyền trong quản lý và sản xuất vàng miếng vừa tiết giảm được chi phí trong sản xuất” [1]. Ông Bình cũng cho biết sẽ chuyển đổi thương hiệu vàng miếng SJC trở thành thương hiệu SBV, là tên viết tắt tiếng Anh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Về sự thiệt thòi của các doanh nghiệp kinh doanh vàng khác, ông Bình cho rằng cần phải “hy sinh vì lợi ích quốc gia và vì yêu cầu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô”.[2]
Theo ông Bình, từ năm 2008 trở lại đây, thị trường thế giới chao đảo, giá vàng nhiều biến động, gây bất ổn kinh tế vĩ mô, trong khi mặt bằng pháp lý để quản lý mặt hàng vàng còn nhiều bất cập. Từ đây, việc xây dựng dự thảo nghị định quản lý kinh doanh vàng với trọng tâm là tập trung sự quản lý, điều tiết, thậm chí độc quyền ở Ngân hàng Nhà nước là cần thiết.
“Siết sản xuất và kinh doanh vàng miếng theo nguyên tắc Nhà nước độc quyền. Nếu có nhóm lợi ích ở chỗ này, thì các nhóm lợi ích đó đi ngược lại lợi ích của quốc gia, không được chấp nhận và không tồn tại trong thời gian tới”[3], ông Bình nói.
"Không có ngân hàng to đến mức không vỡ được"
Liên quan đến khả năng đổ vỡ của một số ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho rằng, kể cả các ngân hàng được xem là lớn nhất ở Việt Nam thì quy mô và tổng tài sản cũng chỉ bằng cỡ trung bình trong khu vực, do vậy không đến mức không thể đổ vỡ.
Một vấn đề được dư luận quan tâm rất nhiều gần đây và được đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) mang vào hội trường hỏi thống đốc là tại sao chỉ đặt vấn đề tái cơ cấu các ngân hàng nhỏ, yếu kém: “Như vậy ngân hàng lớn không có khả năng đổ vỡ hay sao?”, ông Nghĩa hỏi.
Ông Bình phân tích quy mô và tổng tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) là lớn nhất nước ta hiện nay cũng chỉ tương đương cỡ ngân hàng trung bình trong khu vực (ngân hàng trung bình ở Đông Nam Á cỡ tổng tài sản khoảng 100 tỉ đô la Mỹ). Ông cho rằng nhiều ngân hàng rất lớn trên thế giới đã đổ vỡ trong thời gian qua, do vậy: “Đại biểu yên tâm là không có chuyện tổ chức tín dụng ở Việt Nam to đến mức không thể đổ vỡ được”[4], ông nói.
Cũng liên quan đến vấn đề lợi nhuận của ngân hàng, ông Bình cho rằng cần có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này. “Với ngân hàng có tổng tài sản 50 đến 60 ngàn tỉ đồng, vốn điều lệ lên từ 3.000 - 5.000 tỉ, còn vốn chủ sở hữu lên tới cả chục ngàn tỉ đồng mà một năm lãi khoảng 1.000 - 2.000 tỉ đồng là không cao ”. Ông còn nói các tổ chức tín dụng chỉ đứng thứ 15 trong tất cả các nhóm các doanh nghiệp về lợi nhuận và điều này thể hiện ở giá cổ phiếu ngân hàng rất thấp so với các doanh nghiệp khác.
Người lãnh đạo ngành ngân hàng còn khuyến cáo người dân cần có cái nhìn đúng khi một số ngân hàng công bố lợi nhuận hàng tháng, hàng quí hay công bố chênh lệch thu nhập và chi phí theo tháng rất cao, thực ra là các chiêu quảng cáo gây hiểu lầm[5]. Lợi nhuận thực tế của ngân hàng chỉ có thể là con số chính xác sau khi lấy doanh thu trừ đi các khoản trích lập dự phòng, trách nhiệm thuế, sau ngày 31/12 hàng năm.

[1]: Tại sao Nhà nước CẦN PHẢI độc quyền quản lý SX vàng miếng? Tiết kiệm chi phí? Cho aiNếu là cho doanh nghiệp SX thì ko cần, làm ăn thua lỗ tự người ta bỏ chạy thôi. Nếu là cho XH? Mìh ko hiểu! [2]: Đấy lại "đá" ngay với cái "tiết kiệm chi phí" ở trên nhé. Mà ước gì bác nói câu này với các Tập đoàn, Tổng cty nhỉ.[3]: Độc quyền là xóa bỏ hay tạo ra "nhóm lợi ích qgia"?[4] & [5]: tạm 'suy diễn' ra là: Các bác người dân cứ chuẩn bị tinh thần YÊN TÂM mà nhìn ngân hàng đổ vỡ nhé! Thì đấy, bác bảo là chả có ngân hàng nào too big to fail, rồi lại bảo bọn bank toàn "quảng cáo gây hiểu lầm" => chả đáng tin gì cả, đổ vỡ là tất-lẽ-dĩ-ngẫu!Mà tại sao chỉ so quy mô bank VN với bank ở Mỹ mà ko so quy mô 2 nền kinh tế? Nó như kiểu "Ôi, hạt đường thôi mà? Voi nó liếm cái là hết ngay cả mấy cân í chứ!". Ko thèm đếm xỉa rằng cái đứa đang khệ nệ khênh hạt đường í là con kiến!

No comments:

Post a Comment