Wednesday, November 30, 2011

Thống đốc NHNN "ra mắt"

Mình định share bài này ở G+ thôi nhưng càng đọc càng thấy... hay, k còn cách nào đành lôi lên đây mổ xẻ ;))

Thương hiệu vàng SJC sẽ đổi thành SBV

(TBKTSG Online) - Trong phiên chất vấn tại Quốc hội sáng nay, 25-11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết sắp tới Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) sẽ trực thuộc Ngân hàng Nhà nước và vàng miếng  SJC sẽ được đổi thành SBV.
Cuối phiên họp hôm qua nhiều đại biểu nêu ý kiến, nếu dự thảo nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng đang được Chính phủ xin ý kiến các bộ ngành hiện nay được ban hành, hoạt động kinh doanh và sản xuất vàng miếng sẽ chỉ còn Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn với thương hiệu SJC độc quyền trên thị trường. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các thương hiệu khác và cả thị trường.

Sáng nay Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời là đã làm việc với Ủy ban Nhân dân TPHCM về việc chuyển Công ty SJC (hiện thuộc UBND TPHCM) sang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, để từ đó Nhà nước vừa giữ được yêu cầu độc quyền trong quản lý và sản xuất vàng miếng vừa tiết giảm được chi phí trong sản xuất” [1]. Ông Bình cũng cho biết sẽ chuyển đổi thương hiệu vàng miếng SJC trở thành thương hiệu SBV, là tên viết tắt tiếng Anh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Về sự thiệt thòi của các doanh nghiệp kinh doanh vàng khác, ông Bình cho rằng cần phải “hy sinh vì lợi ích quốc gia và vì yêu cầu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô”.[2]
Theo ông Bình, từ năm 2008 trở lại đây, thị trường thế giới chao đảo, giá vàng nhiều biến động, gây bất ổn kinh tế vĩ mô, trong khi mặt bằng pháp lý để quản lý mặt hàng vàng còn nhiều bất cập. Từ đây, việc xây dựng dự thảo nghị định quản lý kinh doanh vàng với trọng tâm là tập trung sự quản lý, điều tiết, thậm chí độc quyền ở Ngân hàng Nhà nước là cần thiết.
“Siết sản xuất và kinh doanh vàng miếng theo nguyên tắc Nhà nước độc quyền. Nếu có nhóm lợi ích ở chỗ này, thì các nhóm lợi ích đó đi ngược lại lợi ích của quốc gia, không được chấp nhận và không tồn tại trong thời gian tới”[3], ông Bình nói.
"Không có ngân hàng to đến mức không vỡ được"
Liên quan đến khả năng đổ vỡ của một số ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho rằng, kể cả các ngân hàng được xem là lớn nhất ở Việt Nam thì quy mô và tổng tài sản cũng chỉ bằng cỡ trung bình trong khu vực, do vậy không đến mức không thể đổ vỡ.
Một vấn đề được dư luận quan tâm rất nhiều gần đây và được đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) mang vào hội trường hỏi thống đốc là tại sao chỉ đặt vấn đề tái cơ cấu các ngân hàng nhỏ, yếu kém: “Như vậy ngân hàng lớn không có khả năng đổ vỡ hay sao?”, ông Nghĩa hỏi.
Ông Bình phân tích quy mô và tổng tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) là lớn nhất nước ta hiện nay cũng chỉ tương đương cỡ ngân hàng trung bình trong khu vực (ngân hàng trung bình ở Đông Nam Á cỡ tổng tài sản khoảng 100 tỉ đô la Mỹ). Ông cho rằng nhiều ngân hàng rất lớn trên thế giới đã đổ vỡ trong thời gian qua, do vậy: “Đại biểu yên tâm là không có chuyện tổ chức tín dụng ở Việt Nam to đến mức không thể đổ vỡ được”[4], ông nói.
Cũng liên quan đến vấn đề lợi nhuận của ngân hàng, ông Bình cho rằng cần có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này. “Với ngân hàng có tổng tài sản 50 đến 60 ngàn tỉ đồng, vốn điều lệ lên từ 3.000 - 5.000 tỉ, còn vốn chủ sở hữu lên tới cả chục ngàn tỉ đồng mà một năm lãi khoảng 1.000 - 2.000 tỉ đồng là không cao ”. Ông còn nói các tổ chức tín dụng chỉ đứng thứ 15 trong tất cả các nhóm các doanh nghiệp về lợi nhuận và điều này thể hiện ở giá cổ phiếu ngân hàng rất thấp so với các doanh nghiệp khác.
Người lãnh đạo ngành ngân hàng còn khuyến cáo người dân cần có cái nhìn đúng khi một số ngân hàng công bố lợi nhuận hàng tháng, hàng quí hay công bố chênh lệch thu nhập và chi phí theo tháng rất cao, thực ra là các chiêu quảng cáo gây hiểu lầm[5]. Lợi nhuận thực tế của ngân hàng chỉ có thể là con số chính xác sau khi lấy doanh thu trừ đi các khoản trích lập dự phòng, trách nhiệm thuế, sau ngày 31/12 hàng năm.

[1]: Tại sao Nhà nước CẦN PHẢI độc quyền quản lý SX vàng miếng? Tiết kiệm chi phí? Cho aiNếu là cho doanh nghiệp SX thì ko cần, làm ăn thua lỗ tự người ta bỏ chạy thôi. Nếu là cho XH? Mìh ko hiểu! [2]: Đấy lại "đá" ngay với cái "tiết kiệm chi phí" ở trên nhé. Mà ước gì bác nói câu này với các Tập đoàn, Tổng cty nhỉ.[3]: Độc quyền là xóa bỏ hay tạo ra "nhóm lợi ích qgia"?[4] & [5]: tạm 'suy diễn' ra là: Các bác người dân cứ chuẩn bị tinh thần YÊN TÂM mà nhìn ngân hàng đổ vỡ nhé! Thì đấy, bác bảo là chả có ngân hàng nào too big to fail, rồi lại bảo bọn bank toàn "quảng cáo gây hiểu lầm" => chả đáng tin gì cả, đổ vỡ là tất-lẽ-dĩ-ngẫu!Mà tại sao chỉ so quy mô bank VN với bank ở Mỹ mà ko so quy mô 2 nền kinh tế? Nó như kiểu "Ôi, hạt đường thôi mà? Voi nó liếm cái là hết ngay cả mấy cân í chứ!". Ko thèm đếm xỉa rằng cái đứa đang khệ nệ khênh hạt đường í là con kiến!

Thursday, November 17, 2011

writing guide

Writing process
  • Plan - 5': 
    • make decision 'bout what to write <=> choose your thesis
    • brainstorm 'bout the ideas + arrangement
    • outline
  • Write - 25': 
    • write separate paragraph to develop each major point
    • each point should directly support the thesis
  • Revise - 5':
    • (stupid) grammar (mistake)
    • vocabulary errors
---
Writing structure
  • Introduction (~4 sentences)
    • introduce the general topic of the essay
    • focus on the question  (restate the question by ur own words)
    • state ur thesis
  • Body
    • supporting point 1
      • topic sentence <=> main idea of the paragraph
      • specific examples/reasons/other details supporting the topic sentence
      • additional details
    • supporting point 2
    • ...
  • Conclusion (1-2 sentences): choose 1 of the following:
    • restate the thesis in different words
    • summarize the supporting points
    • draw a conclusion
    • make a prediction
    • make a recommendation

Saturday, November 12, 2011

Project MUSE - ASEAN Economic Bulletin - Avoiding the Middle-Income Trap: Renovating Industrial Policy Formulation in Vietnam

Project MUSE - ASEAN Economic Bulletin - Avoiding the Middle-Income Trap: Renovating Industrial Policy Formulation in Vietnam: "- Sent using Google Toolbar"

Search về bẫy thu nhập trung bình - "middle income trap" thì tìm đc cái này. Mìh đag đọc dở và thấy hay cực. Đọc nốt rồi sẽ viết tóm tắt hoặc gì đó. Đặt cục gạch nhé.

Một đoạn ví dụ:
monozukuri is manufacturing for the primary purpose of achieving customer satisfaction through high quality in the spirit of a proud & dedicated artisan, rather than just making profit
(11 Aug 2011)
---
updated @ 12th Nov 2011: dã man, 3 tháng để 'ngẫm' xog cái báo cáo +______+
Đây là version đã được 'ném đá' (note với highlight đủ kiểu).

Kết luận: báo cáo ~ 20 pages, đc 10 pages đầu hay, đoạn sau nói về thể chế chính sách điều hành các thứ... => mìh rất ngu. Đọc ko thấy thích. Với cả 1 vấn đề nữa (có lẽ giải thích cho việc vì sao mìh ko thích) đấy là các solution - và thực ra cả problem - chả có gì mới. Nghĩa là các bác researchers đều chỉ ra những điểm đó và bảo là phải thế lọ thế chai (tất nhiên có các trường phái khác nhau với các tư duy cổ quái khác nhau nhưg đây chỉ nói đến các bác mà mìh đồng tình). Nhưng nhưng nhưng nhưng nhưng nhưng. Nó giống như kiểu: "Bao giờ trạch đẻ ngọn đa?" í. Người ta biết thế nhưng có làm thế đâu!

Báo cáo này đã chỉ ra:
Trong việc ban hành chính sách của VN có 2 vđề:
- Ko có sự 'interact' giữa các thành phần kinh tế - nói chg là người 'bị' tác động của luật - với người làm luật.
- Ko có sự 'interact' giữa các bộ ngành. mạnh ai nấy làm
(ấy là chưa nói đến 'mạnh vùng nào vùng í làm' nhé)
Vì thế chính sách ban hành rất thiếu tính thực thi (ra 1 cái luật 3 ngày lại sửa, biết rồi khổ lắm nói mãi!)
Cải cách hành chính, thu gọn bộ máy hành chính cồng kềnh, nâng cao chất lượng nhân sự, ngăn chặn chảy máu chất xám... ôi - có gì mới ko???

Có mấy câu hỏi đặt ra - mà đọc xog bài này ko giải quyết đc: "là 1 người bình thường, tôi đối phó với middle income trap ntn? tôi fải hành xử ra sao trong cái trời đất này?"

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam

Disclaimer: Entry này là 'food for thought' của mìh, ko có tác dụng bình luận, nhận định, phán đoán, đưa ra cảnh báo hay khuyến nghị.

1. Những phát súng đầu tiên (Nói luôn là nó là "đầu tiên" đối với mìh, 1 đứa đứng từ ngoài nhìn vào, và đứng từ ngoài kha khá lâu rồi giờ mới lại nhìn vào, nhé!)
BIDV hỗ-trợ-thanh-khoản Bắc Á & GP Bank
tiếp:
BIDV cam kết hỗ trợ ngân hàng Đệ Nhất

Hôm trc đọc bài đầu tiên thì hơi giật mìh, hnay đọc tiếp bài thứ 2 thì tỉnh cả ngủ.
- Những dấu hiệu đầu tiên cho công cuộc sáp nhập ngân hàng? Sao toàn BIDV??? 1 mình BIDV ôm 3 ngân hàng kia?
- Khủng hoảng thanh khoản? Những ngân hàng "được" nêu tên NHẬN hỗ trợ thanh khoản thế kia - ai gửi tiền nữa ko?

- Và thực ra đây là phần nổi của tảng băng chìm. Phần chìm thì ko biết đc. SBV bật đèn xanh cho thông tin này đc public như thế sao?
- Lọ mọ vào website của cả 3 bank này xem cơ cấu cổ đông, cổ đông chiến lược. Nhưg ko có thông tin. Haiz.


2. Lục lọi vụ này. Có báo cáo khá hay của Stox Plus: nêu thực trạng + bàn giải pháp, mở ngoặc là giải pháp được tham khảo và đúc kết từ các vụ khủng hoảng & xử lý khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu. Bản original ở đây và bản dính kèm vài comments + highlight của mìh ở đây. Có vài con số hay. Mìh ko lôi ra đây đâu, các bạn chịu khó đọc đi.


3. Thực ra để dọn đường cho vụ này thì fải lần giở về trước. Đầu năm 2010 đã có thông tư 04/2010/TT-NHNN v/v sáp nhập - hợp nhất - mua lại tổ chức tín dụng. Nhưng mà ngoài quy định cực kỳ cụ tỉ về số bộ hồ sơ với lại 1 bộ hồ sơ cần những gì thì... chả còn gì nữa. Thực ra ở tầm thông tư thì có thể kỳ vọng đc cái gì? Nhưng rõ ràng mìh kỳ vọng nhiều thứ chứ ko fải chỉ là số bộ hồ sơ!

4. Nhưng mìh đồng ý với báo cáo của Stox: việc 'giải tán' các ngân hàng nhỏ và 'tống khứ' nó vào các ngân hàng to k fải là giải fáp đầu tiên và duy nhất.

...
Nghển cổ chờ các diễn biến tiếp theo.