ĐỘ NHẠY CẢM CỦA CẦU THEO GIÁ
Độ nhạy cảm của cầu theo giá (Price Elasticity of Demand): cho biết khi giá tăng/giảm 1% thì lượng cầu giảm/tăng tương ứng là bao nhiêu %. Công thức tính:
PE = %Qd_change/%P_changes= [|Qd2-Qd1|/((Qd1+Qd2)/2)]/[|P2-P1|/((P2+P1)/2)]
Chú ý trong công thức trên:
- P, Q lấy giá trị trung bình ((P2+P1)/2 và (Qd1+Qd2)/2) => thể hiện mức nhạy cảm của lượng cầu khi P tăng từ P1 tới P2 hoặc giảm từ P2 về P1 là NHƯ NHAU
- Vì đối với hàm cầu: P tăng thì Q luôn giảm & ngược lại => dấu ko quan trọng
- Vì là %/% => kquả là ko có đơn vị => có thể so sánh giữa các loại hàng hóa khác nhau.
Thế nào là nhạy cảm & ít nhạy cảm?
So sánh giữa những hàm cầu khác nhau:
- Nếu PE = 0: hàm cầu hoàn toàn ko nhạy cảm (perfectly inelastic) => đường cầu thẳng đứng (vertical). Nó cho thấy: dù P có thay đổi ntn thì Q vẫn ko đổi.
- Nếu PE <1: ít nhạy cảm (inelastic) => Cho thấy: P thay đổi nhiều nhưng Q thay đổi ít
- PE = 1: nhạy cảm đơn vị (unit elastic) => Cho thấy: P tăng/giảm bao nhiêu % thì Q cũng giảm/tăng đúng từng đó %
- PE >1: nhạy cảm (elastic) => P thay đổi ít nhưng có thể khiến cho Q thay đổi nhiều
- PE = vô cùng (infinity): hoàn toàn nhạy cảm (perfectly elastic) => đường cầu nằm ngang (horizontal) => Cho thấy: P ko đổi nhưng Q vẫn thay đổi
Đối với 1 hàm cầu mà có đường cầu (Demand curve) là đường thẳng:
- tại mức giá mà PE <1: ít nhạy cảm
- tại mức giá mà PE =1: nhạy cảm đơn vị
- tại mức giá mà PE >1: nhạy cảm
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của cầu theo giá:
1. Hàng hóa thay thế (substitutes):
Hàng hóa càng dễ dàng bị thay thế thì sẽ hàm cầu của nó có độ nhạy cảm càng lớn. Ví dụ: những hàng hóa thiết yếu (necessaries) như lương thực - là nhu cầu cần thiết hàng ngày của con người để sinh tồn => có ít lựa chọn thay thế; trong khi n~ hàng hóa xa xỉ (luxuries) như điện thoại di động, những kỳ nghỉ... => có nhiều lựa chọn thay thế mà 1 lựa chọn đơn giản là: ko tiêu dùng n~ hàng hóa đó => hàng hóa xa xỉ có độ nhạy cảm cao hơn hàng hóa thiết yếu.
Chú ý rằng, khái niệm "hàng hóa thay thế" còn fụ thuộc vào mức độ rộng/hẹp trong cách gọi "hàng hóa". Nếu hàng hóa là "dầu gội đầu" => những thứ có thể thay thế cho nó là: bồ kết, chanh & 1 số cây cỏ => ít hàng hóa thay thế. Nhưng nếu hàng hóa là "dầu gội đầu Dove" => có thể thay cho nó là Sunsilk, Clear, Pantene, Enchanteur... => nhiều hàng hóa thay thế. => Hàm cầu đối với "dầu gội đầu" có độ nhạy cảm
thấp hơn so với hàm cầu của "dầu gội Dove".
Để đo lường tác động từ hàng hóa thay thế, có thể sử dụng "độ nhạy cảm chéo" (cross elasticity of demand). Công thức tính:
CE = %Qdx_changes/%Py_changes= [(Qdx2-Qdx1)/((Qdx1+Qdx2)/2)]/[(Py2-Py1)/((Py2+Py1)/2)](x, y: 2 hàng hóa khác nhau)
Chú ý rằng, khác với công thức PE, CE ko có dấu giá trị tuyệt đối => CE tính ra có thể > hoặc < 0.
Nếu CE > 0 <=> khi Py tăng thì Qx tăng => đường cầu của hàng hóa x sẽ DỊCH SANG PHẢI (shift rightward) khi Py tăng. Trong trường hợp này, x, y đc gọi là hàng hóa thay thế (substitutes), ví dụ: bánh mì pate & bánh bao trong khu Bách khoa.
Nếu CE < 0 <=> khi Py tăng thì Qx giảm => đường cầu của hàng hóa x sẽ DỊCH SANG TRÁI (shift leftward) khi Py tăng. Trong trường hợp này, x, y là hàng hóa bổ sung (complements), ví dụ: bánh mì pate & trà đá (cũng trong khu BK)
2. Tỷ phần trong thu nhập
Hàng hóa càng chiếm tỷ phần lớn trong thu nhập thì hàm cầu của nó càng nhạy cảm.
Ví dụ, so sánh nhu cầu của 1 sinh viên đối với nhà trọ & trà đá. Tiền thuê nhà chiếm 1 fần đáng kể trong thu nhập của hắn nên khi giá thuê nhà tăng trong hoàn cảnh thu nhập ko đổi, hắn fải tìm thêm bạn để share fòng hoặc đi tìm nhà khác... Trong khi đó, trà đá chỉ chiếm 1 fần rất nhỏ nên nếu giá trà đá có tăng/giảm thì số cốc trà đá hắn uống mỗi ngày chưa chắc đã thay đổi. => hàm cầu của thằng ku này đối với nhà trọ nhạy cảm hơn so với hàm cầu trà đá của hắn.
Để lượng hóa tác động này, có thể dùng đến Độ nhạy cảm của cầu theo thu nhập (Income elasticity of Demand). Công thức tính:
IE = %Qdx_changes/%Income_changes
Cũng như CE, IE có thể > hay < 0.
Nếu IE < 0: khi thu nhập tăng, lượng cầu hàng hóa đó giảm và tỷ trọng thu nhập dành để chi tiêu hàng hóa đó cũng giảm => đường cầu DỊCH TRÁI & hàng hóa này đc gọi là hàng hóa thấp cấp (inferior good), hay hàng hóa có độ nhạy cảm âm với thu nhập (negative income elastic). ví dụ: ngô, khoai.
Nếu IE > 0: khi thu nhập tăng, lượng cầu hàng hóa đó tăng => đường cầu DỊCH PHẢI & hàng hóa đc gọi là HH thông thường (normal good). trong normal good có 2 loại:
* IE < 1: thu nhập tăng, lượng cầu HH đó tăng nhưng tỷ trọng thu nhập dành để chi tiêu hàng hóa đó giảm. => hàng hóa ít nhạy cảm với thu nhập (income inelastic)
* IE > 1: thu nhập tăng, lượng cầu HH đó tăng & tỷ trọng thu nhập để chi tiêu HH đó cũng tăng => hàng hóa nhạy cảm với thu nhập (income elastic)
(T cho rằng IE <1 có thể tương đương với khái niệm HH thiết yếu & IE>1 tương đương với khái niệm HH xa xỉ. Cũng cần chú ý rằng, tùy vào mức thu nhập ở từng qgia mà hàng hóa có thể đc xếp vào loại xa xỉ hay thiết yếu. Ở n~ qgia đang fát triển thì ô tô có thể xếp vào HH xa xỉ, nhưg ở qgia fát triển thì đây là HH thiết yếu)
Như vậy, có thể so sánh giữa CE, IE và PE:
- Công thức: CE & IE có dấu nhưng PE thì ko
- Ảnh hưởng đến đường cầu (Demand curve): hàng hóa thay thế & thu nhập là n~ yếu tố ngoại lai => sự thay đổi của chúng tác động làm DỊCH CHUYỂN đường cầu (sang fải/trái); trong khi giá là yếu tố nội tại trong công thức hàm cầu => sự thay đổi của giá chỉ tạo ra sự TRƯỢT dọc trên đường cầu ban đầu.
3. Thời gian
Thời gian giá biến động càng dài thì hàm cầu càng nhạy cảm.
Ví dụ, cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970s làm giá dầu tăng nhưng lượng cầu trong ngắn hạn ít thay đổi. Nhưng qua thời gian, nhiều thay đổi đã xảy ra: nhiều người sử dụng các phương tiện chạy = xăng/dầu đồng thời có thêm các phương tiện tiết kiệm nhiên liệu, giá dầu ngày càng tăng => hàm cầu trở nên nhạy cảm hơn.
ĐỘ NHẠY CẢM CỦA CUNG THEO GIÁ
Tương tự như trên có thể xây dựng khái niệm & công thức tính độ nhạy cảm của cung theo giá, cho biết lượng cung tăng/giảm bao nhiêu % khi giá tăng/giảm 1% (chú ý đối với hàm cung thì giá và lượng biến động cùng chiều: giá tăng thì lượng cung tăng & ngược lại)
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của cung theo giá:
1. Nguồn lực sản xuất
Nguồn lực sản xuất ra hàng hóa càng phổ biến & dễ dàng thay thế thì lượng cung hàng hóa đó càng nhạy cảm với giá.
Ví dụ: tranh của Van Gogh => ko thể thay thế đc; trong khi các nông sản (đường, gạo) thì có vô số vùng lãnh thổ/ quốc gia sản xuất ra => hàm cung nông sản nhạy cảm hơn so với hàm cung tranh Van Gogh
2. Khung thời gian để ra quyết định: time frame for supply decision
- Momentary supply: thể hiện sự thay đổi của lượng cung Qs ngay lập tức khi P thay đổi
- Long-term supply: sự thay đổi Qs khi P thay đổi trong thời gian đủ dài để TOÀN BỘ các yếu tố kinh tế kỹ thuật tác động lên quá trình sản xuất đều thay đổi
- Short-term supply: sự thay đổi Qs khi P thay đổi trong thời gian đủ dài để MỘT SÔ các yếu tố kinh tế kỹ thuật tác động lên quá trình sản xuất thay đổi.
Hic cái này thì em hoàn toàn k hiểu gì cả
ReplyDeleteEm đang học cái này rồi, đang ngâm cứu bài này của chị luôn
ReplyDeletengâm kiú xog có hiểu k B-)
ReplyDeleteGọi là độ co dãn thì đúng thuật ngữ hơn :D
ReplyDeleteThx Gien, t cũng thấy sách vi mô/vĩ mô ở mình dịch nthế. Anw, bạn thấy cái nào dễ hiểu hơn?
ReplyDeleteNhân nói chuyện thuật ngữ, có cái bảng thống kê nào cho các thuật ngữ tài chính ở VN ko? Nhiều lúc tớ bí từ quá thể :(
Tại tớ nghe cái độ co dãn nó quen tai hơn nên thấy nó dễ hiểu hơn :D hì hì
ReplyDeletetặng bạn cái này :x
http://www.mediafire.com/?ovbnujza1mj
Oh thx nhớ, t xin phép share nhớ. có bợn đợt trc cũng hỏi mà tớ ko có :D
ReplyDeleteTớ thích "độ nhạy cảm" hơn, vì ý nó rất clear: nếu giá thay đổi ít mà lượng cung/cầu có thể thay đổi n` => cung/cầu 'rất nhạy cảm' theo giá. chứ nói 'cung cầu rất co giãn' nghe nó chả biểu cảm gì cả :P
thanks! Kiến thức hữu ích!
ReplyDelete