Tuesday, August 12, 2014

Google thử "rớt giá thê thảm"


Đọc không xuể.



Thanh long đổ đầy đường

Một tháng nay, thanh long Bình Thuận rớt giá thê thảm. Hàng dạt trước kia vẫn bán được thì nay người dân chở ra đổ đầy 2 bên quốc lộ.
Tại Km10 Quốc lộ 1 và trên tỉnh lộ 707 thuộc xã Phú Lâm và xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam, thanh long bị vứt bỏ chất thành đống. Người dân cho hay đây là hàng dạt, bị đốm, nấm, mốc. Trước kia, loại thanh long như vậy vẫn bán được, nay rớt giá quá nên bẻ bỏ cho bò ăn, nhiều quá bò ăn không hết thì chở ra đổ bỏ ngoài đường.
Thời điểm này, tại các điểm thu mua ở tỉnh Bình Thuận, thanh long ruột trắng loại lớn giá chỉ 4.000-5.000 đồng, loại nhỏ 2.000 đồng và loại dạt còn từ 1.000- 1.500 đồng.
Thời điểm này, tại các điểm thu mua ở tỉnh Bình Thuận, thanh long ruột trắng loại lớn giá chỉ 4.000-5.000 đồng, loại nhỏ 2.000 đồng và loại dạt còn từ 1.000- 1.500 đồng.
Chị Nguyễn Thị Lan, nông dân huyện Hàm Thuận Nam, buồn bã nói: “Hàng dạt thì chỉ bán được 1.000 đồng/kg trong khi thuê nhân công bẻ đã tốn tới 500 đồng/kg, chưa kể chi phí tiền thuốc, phân bón, điện nước nên người trồng lỗ nặng”.
Thanh long rớt giá, người dân đổ bỏ trên quốc lộ ở Bình Thuận
Thanh long rớt giá, người dân đổ bỏ trên quốc lộ ở Bình Thuận
Đến bò cũng không thèm ăn.
Đến bò cũng không thèm ăn.
Lý giải chuyện thanh long rớt giá, anh Trần Văn Hải, chủ một cơ sở thu mua thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam, cho biết: Thương lái Trung Quốc không “ăn hàng” nên thanh long chở sang bị tồn lại rất nhiều. Mỗi ngày chở sang hàng trăm xe mà thương lái chỉ thu mua nhỏ giọt. Giá thanh long rớt không chỉ nông dân điêu đứng mà tiểu thương cũng thiệt hại rất nhiều.

---

13:43 ngày 26/06/2014

1.000 đồng/kg cà chua, nông dân Lâm Đồng hái cho bò ăn

Tại Lâm Đồng, nhiều nông dân phải nhổ ớt, lùa cả đàn bò vào vườn cà cho ăn, vì giá quá thấp. Hiện giá cà tại vườn chỉ quanh mức 1.000 đồng/kg.
Sau hành tây Đà Lạt bị nông dân, chủ vựa đổ bỏ vì giá quá rẻ, người trồng cà chua ở Đức Trọng, Đơn Dương (Lâm Đồng) đang phải đổ hoặc mang hàng trăm tấn sản phẩm này cho bò ăn.
Năm đầu tiên trồng ớt, nhưng anh Trương Đình Sơn – xã Lạc Xuân – huyện Đơn Dương phải chịu cảnh lỗ "chỏng gọng" vì giá rớt thê thảm. Theo anh Sơn, nếu giá ớt 10.000 – 12.000 đồng/kg thì mới mong đủ vốn đầu tư, và phải đạt gần 20.000 đồng/kg thì có lãi. Nhưng hiện nay, giá ớt được thương lái thu mua tại vườn chỉ còn 4.000 đồng/kg.
1.000 đồng/kg cà chua, nông dân Lâm Đồng hái cho bò ăn
Vườn ớt càng trĩu quả, đẹp mắt, càng khiến người nông dân xót của vì lỗ.
Không cần giỏi tính cũng thấy người trồng ớt lỗ thê thảm. Đã vậy, nhiều nông dân trồng ớt với diện tích lớn phải thuê người hái. Giá giá nhân công hái ớt đang ở mức 110.000 – 130.000 đồng/ngày. Mỗi người trong ngày có thể thu hoạch 80kg ớt. Tính ra mỗi kg ớt mất 2.500 đồng chi phí thu hái. Như vậy, giá trị nông dân thu về cho mỗi kg sản phẩm này chỉ còn 1.500 đồng.
Giá rẻ, thêm ớt bị bệnh nên nông dân nhiều nơi không đầu tư chăm sóc mà nhổ bỏ, chấp nhận mất trắng.
1.000 đồng/kg cà chua, nông dân Lâm Đồng hái cho bò ăn
 Ruộng ớt 1,5 sào nhà anh Sơn đã bị nhổ, phơi trơ gốc.
Ông Nguyễn Văn Sáng (xã Đạ Ròn, Đơn Dương), cho biết, vụ cà chua vừa qua gia đình ông làm 8 sào, chi phí đầu tư khoảng 120 triệu đồng. Cà chua phát triển tốt, quả sai. Đến thời điểm thu hoạch, gia đình chưa kịp vui thì thương lái cho biết cà chua không xuất đi Sài Gòn được vì trên thị trường đang tràn ngập cà chua Trung Quốc.
Và dù giá rẻ nhưng cũng chẳng ai thèm mua. Cả trăm tấn cà chua của ông Sáng phải ủ làm phân và cho người nuôi bò sữa mang về cho bò ăn.
Tại Đơn Dương, hàng năm có khoảng 4.600ha cà chua, năng suất chừng 50.000 tấn/vụ.
Cũng như Đơn Dương, ở huyện Đức Trọng, nhiều hộ nông dân trồng cà chua cũng phải nhổ bỏ nhiều ruộng cà, hoặc hái trái cho bò ăn vì giá quá thấp. Hiện giá cà chua dù đã tăng trở lại nhưng cũng chỉ dao động quanh giá 4.000 đồng/kg tại chợ nông sản Đà Lạt, nhưng rất khó bán. Riêng giá thu tại vườn chỉ từ 500 - 1.000 đồng/kg. Giá quá rẻ, nhiều vườn bỏ cà thối không hái, có nhà vườn lùa cả đàn bò vào cho ăn.
1.000 đồng/kg cà chua, nông dân Lâm Đồng hái cho bò ăn
Những ruộng cà chua chín nẫu nhưng chủ ruộng không buồn hái, trái rụng la liệt.
Nổi danh với nguồn rau xanh tươi ngon đặc biệt, mặt hàng củ quả và rau Lâm Đồng được rất được ưa chuộng ở thị trường trong và ngoài nước. Song, nền nông nghiệp sản xuất sau hết sức bấp bênh và rủi ro. Nhiều năm qua, tình trạng nông dân nhổ bỏ rau củ quả vẫn tiếp diễn và hầu như chưa có cách nào để thoát khỏi tình huống này.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết, chưa năm nào giá cà chua lại xuống thấp và kéo dài như năm nay. Một phần do năm nay thời tiết khá thuận lợi nên nhiều địa phương trong nước đã trồng được cà chua. Nhưng một nguyên nhân khác khiến cà chua Lâm Đồng rớt giá chính là cà chua Trung Quốc tràn vào thị trường Việt. 
1.000 đồng/kg cà chua, nông dân Lâm Đồng hái cho bò ăn
 Đống chanh dây bị đổ bỏ bên đường ở huyện Đơn Dương. Ở Lâm Đồng, không khó để bắt gặp từng đống nông sản bị vứt bỏ vì giá thấp như thế này.
Ông Ngô Văn Đức – Chủ tịch Hội nông dân TP. Đà Lạt, toàn thành phố Đà Lạt có 11 Hợp tác xã rau sạch nhưng trong đó chỉ có 2  Hợp tác xã làm ăn hiệu quả, là Hợp tác xã Xuân Hương và Anh Đào, do có thị trường tiêu thụ ổn định là hệ thống các siêu thị và nhà hàng, khách sạn trên toàn quốc.
Còn lại phần lớn nông dân thiếu thông tin thị trường nên hoàn toàn bị động về giá và nhu cầu. Tình trạng bị động về đầu ra cho nông sản, mùa sau sản xuất ồ ạt dựa trên giá mùa trước khiến cung vượt cầu và rớt giá thê thảm vẫn tái diễn trong nhiều năm.

Vì sao nông dân miền Tây đổ bắp cải trôi sông?

Bắp cải rớt giá thảm hại khiến nông dân đành bán tháo với giá 500 đồng/kg, song rất nhiều nhà vườn thu hoạch xong không bán được để hư thối trên đồng, hoặc mang đổ xuống sông.
Hiện mua bán giữa thương lái và nông dân có hai hình thức. Cách phổ biến mà nhiều nông dân đang áp dụng bán xô hết vườn cho thương lái. Với cách này, nông dân sẽ cầm chắc tiền trong tay nhưng thường bị mất giá. Hình thức khác là thương lái sẽ thu hàng đi trước, bán xong mới báo giá cho nông dân. Theo cách này, người nông dân trực tiếp sản xuất hoàn toàn bị động về giá cả. Thương lái báo giá bao nhiêu thì biết bấy nhiêu. Do vậy, nếu thương lái tham lời và ăn gian, người nông dân cũng đành chịu.
Nhưng với cả hai cách trên, người nông dân luôn “cầm đằng lưỡi” trong quan hệ buôn bán với thương lái. Nhưng thê thảm hơn là tình trạng nông dân cứ phải nhổ bỏ nông sản do cung vượt cầu. Và việc nhổ bỏ rau củ quả của nông dân Lâm Đồng không phải chuyện mới.  Nơi này đang nhổ bỏ thì nơi khác, những vườn rau, ruộng cà, rượng ớt mới lại mọc lên. Điều này phản ánh một nền sản xuất nông nghiệp bị động, thiếu bền vững và nhiều rủi ro.

---

12:01 ngày 31/05/2014

Nông dân Đà Lạt mang hàng trăm tấn hành tây đi đổ

Theo người dân cũng như các doanh nghiệp, hành tây Đà Lạt không bán được là do hàng cùng loại của Trung Quốc đang hoành hành trên thị trường Việt Nam.
Hàng trăm tấn hành tây của nông dân, doanh nghiệp TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) được mang đi đổ bỏ. Thiệt hại của người dân khó tính toán được.
Vỡ mộng làm giàu…
Chưa bao giờ hành tây ở TP.Đà Lạt lại lâm vào cảnh thê thảm, điêu đứng như hiện nay. Chỉ tính riêng tại khu vực phường 7, đã có hàng trăm tấn hành tây của nhà vườn và cả thương lái phải đổ bỏ do không thể bán được. Nhìn kho hành hơn 20 tấn đang nảy mầm, bung rễ trắng xóa, chị Nguyễn Thị Hải (đường Thánh Mẫu, phường 7, TP.Đà Lạt) mếu máo: “Chỉ ít ngày nữa, nếu không có ai đến mua thì phải thuê người chở đi đổ vì không thể sử dụng được nữa. Mấy trăm triệu đồng của tôi giờ đang thối dần”.
Không chỉ riêng chị Hải mà dọc đường Thánh Mẫu, dưới những hố đất sâu, trước đó đã có hàng chục tấn hành tây bị đổ bỏ giờ đang nảy mầm xanh rì. Nhiều thương lái cũng đã bỏ hàng trăm triệu đồng mua hành tây về tích trữ. Thế nhưng cuối cùng họ đã lâm vào tình cảnh như của chị Hải. Anh Nguyễn Văn Tân, một người chuyên thu mua nông sản tại Đà Lạt, cho biết, chưa bao giờ người buôn hành tây lỗ nặng như năm nay. Nhiều người tích trữ lên đến cả trăm tấn giờ phải đổ bỏ.
Nông dân Đà Lạt mang hàng trăm tấn hành tây đi đổ
Hành tây bị đổ bỏ trên đường Thánh Mẫu (phường 7, TP. Đà Lạt).
Anh Phan Văn Hưng, đường Đan Kia, phường 7, TP.Đà Lạt cho biết, thường thì sau vụ vụ thu hoạch giá hành tây sẽ tăng hơn gấp đôi, gấp ba, thế nhưng năm nay thì chỉ thấy giảm. Đầu tư gần 150 triệu đồng để trồng 5 sào hành tây, khi vào thu hoạch do giá bán chỉ có 5.000 đồng/kg. Thấy chẳng lời được bao nhiêu, anh Hưng quyết định cất hết số hành này vào kho chờ giá. Thế nhưng đến nay, chẳng những giá không lên mà còn rớt xuống thêm 500 đồng/kg, hàng chục tấn hành tây của anh Hưng thì bắt đầu lên mầm, ra rễ. Muốn giữ được số hành trên thêm vài tuần nữa, anh Hưng phải thuê người cắt mầm, rễ rồi đem phơi.
Còn bà Đinh Thị Hợi, đường Thánh Mẫu thì cho biết: “Nhìn những cánh đồng hành tây bung đất đẩy những củ to như cái chén con, đều tăm tắp, nông dân ai nấy mừng thầm vì một mùa bội thu. Nhưng đến khi thu hoạch (tháng 3, tháng 4) thì gặp mưa. Việc này đã khiến nhiều diện tích hành tây bị thối củ do không thu hoạch kịp. Trong thời điểm đó, ngoài thị trường, giá hành tây Đà Lạt xuống còn 5.000- 5.500 đồng/kg. Nếu ai chấp nhận bán với giá này thì vẫn còn lãi được đôi chút. Thời điểm hiện tại giá chỉ còn 4.500 đồng/kg, nếu bán ra, nông dân ôm lỗ là cái chắc. Nhưng nhiều hộ giờ muốn bán cũng không có người mua”, bà Hợi nói.
Do không cạnh tranh được hành Trung Quốc?
Trước tình cảnh trên, không ít gia đình chuyên sản xuất, kinh doanh hành tây phải đổ sản phẩm cho gia súc ăn, hoặc ủ làm phân mong vớt vát ít nhiều. Và tình trạng ấy đang ngày ngày càng xuất hiện nhiều hơn với quy mô cũng rộng hơn. Không ít những nhà vườn gần như trắng tay sau vụ hành tây vừa rồi.
Theo người dân cũng như các doanh nghiệp, lý do hành tây Đà Lạt không bán được là do hàng cùng loại của Trung Quốc đang hoành hành trên thị trường Việt Nam. Tuy chất lượng hàng của họ rất tệ, có thể còn chứa nhiều nguy cơ tổn hại đến sức khỏe nhưng được bán với giá rẻ mạt nên đã chiếm ưu thế tuyệt đối trên thị trường.
Ông Nguyễn Văn Cường - Giám đốc công ty TNHH Đà Lạt G.A.P cho biết, hàng Trung Quốc đã phá hoại nông sản Việt Nam quá nhiều. Người Việt chỉ làm ăn được khi chưa hoặc xuất hiện ít hàng Trung Quốc trên thị trường. “Khi chúng đã đổ bộ vào nước ta thì hàng Việt Nam chỉ còn cách ra rìa, vì không thể cạnh tranh nổi bởi giá các mặt nông sản của Trung Quốc rẻ như cho”, ông Cường nhận định.
Ông Lê Văn Ái - Ủy viên Thường vụ Hội Nông dân TP.Đà Lạt cho biết, hiện Đà Lạt có khoảng 40 ha hành tây (năng suất chừng 3.000 tấn/vụ). Do giá hành tây Đà Lạt xuống thấp nên nông dân không bán được. Tuy nhiên, theo ông Ái, việc giá hành tây Đà Lạt xuống dốc có phải do tình trạng hành tây Trung Quốc lũng đoạn thị trường hay không thì chưa thể khẳng định được.
Còn theo ông Dương Ngọc Đức - Trưởng phòng Kinh tế TP.Đà Lạt, tình trạng nông dân đổ bỏ hành tây là có, nhưng chưa biết chính xác con số là bao nhiêu. Về nguyên nhân xảy ra tình trạng này, ông Đức cho biết sẽ tiến hành kiểm tra. Phía Chi cục Quản lý thị trường, ông Kiều Xuân Việt - Chi cục trưởng cũng cho hay hiện “không nắm được việc này” và sẽ cử cán bộ tìm hiểu ngay.