Tuesday, August 12, 2014

Google thử "rớt giá thê thảm"


Đọc không xuể.



Thanh long đổ đầy đường

Một tháng nay, thanh long Bình Thuận rớt giá thê thảm. Hàng dạt trước kia vẫn bán được thì nay người dân chở ra đổ đầy 2 bên quốc lộ.
Tại Km10 Quốc lộ 1 và trên tỉnh lộ 707 thuộc xã Phú Lâm và xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam, thanh long bị vứt bỏ chất thành đống. Người dân cho hay đây là hàng dạt, bị đốm, nấm, mốc. Trước kia, loại thanh long như vậy vẫn bán được, nay rớt giá quá nên bẻ bỏ cho bò ăn, nhiều quá bò ăn không hết thì chở ra đổ bỏ ngoài đường.
Thời điểm này, tại các điểm thu mua ở tỉnh Bình Thuận, thanh long ruột trắng loại lớn giá chỉ 4.000-5.000 đồng, loại nhỏ 2.000 đồng và loại dạt còn từ 1.000- 1.500 đồng.
Thời điểm này, tại các điểm thu mua ở tỉnh Bình Thuận, thanh long ruột trắng loại lớn giá chỉ 4.000-5.000 đồng, loại nhỏ 2.000 đồng và loại dạt còn từ 1.000- 1.500 đồng.
Chị Nguyễn Thị Lan, nông dân huyện Hàm Thuận Nam, buồn bã nói: “Hàng dạt thì chỉ bán được 1.000 đồng/kg trong khi thuê nhân công bẻ đã tốn tới 500 đồng/kg, chưa kể chi phí tiền thuốc, phân bón, điện nước nên người trồng lỗ nặng”.
Thanh long rớt giá, người dân đổ bỏ trên quốc lộ ở Bình Thuận
Thanh long rớt giá, người dân đổ bỏ trên quốc lộ ở Bình Thuận
Đến bò cũng không thèm ăn.
Đến bò cũng không thèm ăn.
Lý giải chuyện thanh long rớt giá, anh Trần Văn Hải, chủ một cơ sở thu mua thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam, cho biết: Thương lái Trung Quốc không “ăn hàng” nên thanh long chở sang bị tồn lại rất nhiều. Mỗi ngày chở sang hàng trăm xe mà thương lái chỉ thu mua nhỏ giọt. Giá thanh long rớt không chỉ nông dân điêu đứng mà tiểu thương cũng thiệt hại rất nhiều.

---

13:43 ngày 26/06/2014

1.000 đồng/kg cà chua, nông dân Lâm Đồng hái cho bò ăn

Tại Lâm Đồng, nhiều nông dân phải nhổ ớt, lùa cả đàn bò vào vườn cà cho ăn, vì giá quá thấp. Hiện giá cà tại vườn chỉ quanh mức 1.000 đồng/kg.
Sau hành tây Đà Lạt bị nông dân, chủ vựa đổ bỏ vì giá quá rẻ, người trồng cà chua ở Đức Trọng, Đơn Dương (Lâm Đồng) đang phải đổ hoặc mang hàng trăm tấn sản phẩm này cho bò ăn.
Năm đầu tiên trồng ớt, nhưng anh Trương Đình Sơn – xã Lạc Xuân – huyện Đơn Dương phải chịu cảnh lỗ "chỏng gọng" vì giá rớt thê thảm. Theo anh Sơn, nếu giá ớt 10.000 – 12.000 đồng/kg thì mới mong đủ vốn đầu tư, và phải đạt gần 20.000 đồng/kg thì có lãi. Nhưng hiện nay, giá ớt được thương lái thu mua tại vườn chỉ còn 4.000 đồng/kg.
1.000 đồng/kg cà chua, nông dân Lâm Đồng hái cho bò ăn
Vườn ớt càng trĩu quả, đẹp mắt, càng khiến người nông dân xót của vì lỗ.
Không cần giỏi tính cũng thấy người trồng ớt lỗ thê thảm. Đã vậy, nhiều nông dân trồng ớt với diện tích lớn phải thuê người hái. Giá giá nhân công hái ớt đang ở mức 110.000 – 130.000 đồng/ngày. Mỗi người trong ngày có thể thu hoạch 80kg ớt. Tính ra mỗi kg ớt mất 2.500 đồng chi phí thu hái. Như vậy, giá trị nông dân thu về cho mỗi kg sản phẩm này chỉ còn 1.500 đồng.
Giá rẻ, thêm ớt bị bệnh nên nông dân nhiều nơi không đầu tư chăm sóc mà nhổ bỏ, chấp nhận mất trắng.
1.000 đồng/kg cà chua, nông dân Lâm Đồng hái cho bò ăn
 Ruộng ớt 1,5 sào nhà anh Sơn đã bị nhổ, phơi trơ gốc.
Ông Nguyễn Văn Sáng (xã Đạ Ròn, Đơn Dương), cho biết, vụ cà chua vừa qua gia đình ông làm 8 sào, chi phí đầu tư khoảng 120 triệu đồng. Cà chua phát triển tốt, quả sai. Đến thời điểm thu hoạch, gia đình chưa kịp vui thì thương lái cho biết cà chua không xuất đi Sài Gòn được vì trên thị trường đang tràn ngập cà chua Trung Quốc.
Và dù giá rẻ nhưng cũng chẳng ai thèm mua. Cả trăm tấn cà chua của ông Sáng phải ủ làm phân và cho người nuôi bò sữa mang về cho bò ăn.
Tại Đơn Dương, hàng năm có khoảng 4.600ha cà chua, năng suất chừng 50.000 tấn/vụ.
Cũng như Đơn Dương, ở huyện Đức Trọng, nhiều hộ nông dân trồng cà chua cũng phải nhổ bỏ nhiều ruộng cà, hoặc hái trái cho bò ăn vì giá quá thấp. Hiện giá cà chua dù đã tăng trở lại nhưng cũng chỉ dao động quanh giá 4.000 đồng/kg tại chợ nông sản Đà Lạt, nhưng rất khó bán. Riêng giá thu tại vườn chỉ từ 500 - 1.000 đồng/kg. Giá quá rẻ, nhiều vườn bỏ cà thối không hái, có nhà vườn lùa cả đàn bò vào cho ăn.
1.000 đồng/kg cà chua, nông dân Lâm Đồng hái cho bò ăn
Những ruộng cà chua chín nẫu nhưng chủ ruộng không buồn hái, trái rụng la liệt.
Nổi danh với nguồn rau xanh tươi ngon đặc biệt, mặt hàng củ quả và rau Lâm Đồng được rất được ưa chuộng ở thị trường trong và ngoài nước. Song, nền nông nghiệp sản xuất sau hết sức bấp bênh và rủi ro. Nhiều năm qua, tình trạng nông dân nhổ bỏ rau củ quả vẫn tiếp diễn và hầu như chưa có cách nào để thoát khỏi tình huống này.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết, chưa năm nào giá cà chua lại xuống thấp và kéo dài như năm nay. Một phần do năm nay thời tiết khá thuận lợi nên nhiều địa phương trong nước đã trồng được cà chua. Nhưng một nguyên nhân khác khiến cà chua Lâm Đồng rớt giá chính là cà chua Trung Quốc tràn vào thị trường Việt. 
1.000 đồng/kg cà chua, nông dân Lâm Đồng hái cho bò ăn
 Đống chanh dây bị đổ bỏ bên đường ở huyện Đơn Dương. Ở Lâm Đồng, không khó để bắt gặp từng đống nông sản bị vứt bỏ vì giá thấp như thế này.
Ông Ngô Văn Đức – Chủ tịch Hội nông dân TP. Đà Lạt, toàn thành phố Đà Lạt có 11 Hợp tác xã rau sạch nhưng trong đó chỉ có 2  Hợp tác xã làm ăn hiệu quả, là Hợp tác xã Xuân Hương và Anh Đào, do có thị trường tiêu thụ ổn định là hệ thống các siêu thị và nhà hàng, khách sạn trên toàn quốc.
Còn lại phần lớn nông dân thiếu thông tin thị trường nên hoàn toàn bị động về giá và nhu cầu. Tình trạng bị động về đầu ra cho nông sản, mùa sau sản xuất ồ ạt dựa trên giá mùa trước khiến cung vượt cầu và rớt giá thê thảm vẫn tái diễn trong nhiều năm.

Vì sao nông dân miền Tây đổ bắp cải trôi sông?

Bắp cải rớt giá thảm hại khiến nông dân đành bán tháo với giá 500 đồng/kg, song rất nhiều nhà vườn thu hoạch xong không bán được để hư thối trên đồng, hoặc mang đổ xuống sông.
Hiện mua bán giữa thương lái và nông dân có hai hình thức. Cách phổ biến mà nhiều nông dân đang áp dụng bán xô hết vườn cho thương lái. Với cách này, nông dân sẽ cầm chắc tiền trong tay nhưng thường bị mất giá. Hình thức khác là thương lái sẽ thu hàng đi trước, bán xong mới báo giá cho nông dân. Theo cách này, người nông dân trực tiếp sản xuất hoàn toàn bị động về giá cả. Thương lái báo giá bao nhiêu thì biết bấy nhiêu. Do vậy, nếu thương lái tham lời và ăn gian, người nông dân cũng đành chịu.
Nhưng với cả hai cách trên, người nông dân luôn “cầm đằng lưỡi” trong quan hệ buôn bán với thương lái. Nhưng thê thảm hơn là tình trạng nông dân cứ phải nhổ bỏ nông sản do cung vượt cầu. Và việc nhổ bỏ rau củ quả của nông dân Lâm Đồng không phải chuyện mới.  Nơi này đang nhổ bỏ thì nơi khác, những vườn rau, ruộng cà, rượng ớt mới lại mọc lên. Điều này phản ánh một nền sản xuất nông nghiệp bị động, thiếu bền vững và nhiều rủi ro.

---

12:01 ngày 31/05/2014

Nông dân Đà Lạt mang hàng trăm tấn hành tây đi đổ

Theo người dân cũng như các doanh nghiệp, hành tây Đà Lạt không bán được là do hàng cùng loại của Trung Quốc đang hoành hành trên thị trường Việt Nam.
Hàng trăm tấn hành tây của nông dân, doanh nghiệp TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) được mang đi đổ bỏ. Thiệt hại của người dân khó tính toán được.
Vỡ mộng làm giàu…
Chưa bao giờ hành tây ở TP.Đà Lạt lại lâm vào cảnh thê thảm, điêu đứng như hiện nay. Chỉ tính riêng tại khu vực phường 7, đã có hàng trăm tấn hành tây của nhà vườn và cả thương lái phải đổ bỏ do không thể bán được. Nhìn kho hành hơn 20 tấn đang nảy mầm, bung rễ trắng xóa, chị Nguyễn Thị Hải (đường Thánh Mẫu, phường 7, TP.Đà Lạt) mếu máo: “Chỉ ít ngày nữa, nếu không có ai đến mua thì phải thuê người chở đi đổ vì không thể sử dụng được nữa. Mấy trăm triệu đồng của tôi giờ đang thối dần”.
Không chỉ riêng chị Hải mà dọc đường Thánh Mẫu, dưới những hố đất sâu, trước đó đã có hàng chục tấn hành tây bị đổ bỏ giờ đang nảy mầm xanh rì. Nhiều thương lái cũng đã bỏ hàng trăm triệu đồng mua hành tây về tích trữ. Thế nhưng cuối cùng họ đã lâm vào tình cảnh như của chị Hải. Anh Nguyễn Văn Tân, một người chuyên thu mua nông sản tại Đà Lạt, cho biết, chưa bao giờ người buôn hành tây lỗ nặng như năm nay. Nhiều người tích trữ lên đến cả trăm tấn giờ phải đổ bỏ.
Nông dân Đà Lạt mang hàng trăm tấn hành tây đi đổ
Hành tây bị đổ bỏ trên đường Thánh Mẫu (phường 7, TP. Đà Lạt).
Anh Phan Văn Hưng, đường Đan Kia, phường 7, TP.Đà Lạt cho biết, thường thì sau vụ vụ thu hoạch giá hành tây sẽ tăng hơn gấp đôi, gấp ba, thế nhưng năm nay thì chỉ thấy giảm. Đầu tư gần 150 triệu đồng để trồng 5 sào hành tây, khi vào thu hoạch do giá bán chỉ có 5.000 đồng/kg. Thấy chẳng lời được bao nhiêu, anh Hưng quyết định cất hết số hành này vào kho chờ giá. Thế nhưng đến nay, chẳng những giá không lên mà còn rớt xuống thêm 500 đồng/kg, hàng chục tấn hành tây của anh Hưng thì bắt đầu lên mầm, ra rễ. Muốn giữ được số hành trên thêm vài tuần nữa, anh Hưng phải thuê người cắt mầm, rễ rồi đem phơi.
Còn bà Đinh Thị Hợi, đường Thánh Mẫu thì cho biết: “Nhìn những cánh đồng hành tây bung đất đẩy những củ to như cái chén con, đều tăm tắp, nông dân ai nấy mừng thầm vì một mùa bội thu. Nhưng đến khi thu hoạch (tháng 3, tháng 4) thì gặp mưa. Việc này đã khiến nhiều diện tích hành tây bị thối củ do không thu hoạch kịp. Trong thời điểm đó, ngoài thị trường, giá hành tây Đà Lạt xuống còn 5.000- 5.500 đồng/kg. Nếu ai chấp nhận bán với giá này thì vẫn còn lãi được đôi chút. Thời điểm hiện tại giá chỉ còn 4.500 đồng/kg, nếu bán ra, nông dân ôm lỗ là cái chắc. Nhưng nhiều hộ giờ muốn bán cũng không có người mua”, bà Hợi nói.
Do không cạnh tranh được hành Trung Quốc?
Trước tình cảnh trên, không ít gia đình chuyên sản xuất, kinh doanh hành tây phải đổ sản phẩm cho gia súc ăn, hoặc ủ làm phân mong vớt vát ít nhiều. Và tình trạng ấy đang ngày ngày càng xuất hiện nhiều hơn với quy mô cũng rộng hơn. Không ít những nhà vườn gần như trắng tay sau vụ hành tây vừa rồi.
Theo người dân cũng như các doanh nghiệp, lý do hành tây Đà Lạt không bán được là do hàng cùng loại của Trung Quốc đang hoành hành trên thị trường Việt Nam. Tuy chất lượng hàng của họ rất tệ, có thể còn chứa nhiều nguy cơ tổn hại đến sức khỏe nhưng được bán với giá rẻ mạt nên đã chiếm ưu thế tuyệt đối trên thị trường.
Ông Nguyễn Văn Cường - Giám đốc công ty TNHH Đà Lạt G.A.P cho biết, hàng Trung Quốc đã phá hoại nông sản Việt Nam quá nhiều. Người Việt chỉ làm ăn được khi chưa hoặc xuất hiện ít hàng Trung Quốc trên thị trường. “Khi chúng đã đổ bộ vào nước ta thì hàng Việt Nam chỉ còn cách ra rìa, vì không thể cạnh tranh nổi bởi giá các mặt nông sản của Trung Quốc rẻ như cho”, ông Cường nhận định.
Ông Lê Văn Ái - Ủy viên Thường vụ Hội Nông dân TP.Đà Lạt cho biết, hiện Đà Lạt có khoảng 40 ha hành tây (năng suất chừng 3.000 tấn/vụ). Do giá hành tây Đà Lạt xuống thấp nên nông dân không bán được. Tuy nhiên, theo ông Ái, việc giá hành tây Đà Lạt xuống dốc có phải do tình trạng hành tây Trung Quốc lũng đoạn thị trường hay không thì chưa thể khẳng định được.
Còn theo ông Dương Ngọc Đức - Trưởng phòng Kinh tế TP.Đà Lạt, tình trạng nông dân đổ bỏ hành tây là có, nhưng chưa biết chính xác con số là bao nhiêu. Về nguyên nhân xảy ra tình trạng này, ông Đức cho biết sẽ tiến hành kiểm tra. Phía Chi cục Quản lý thị trường, ông Kiều Xuân Việt - Chi cục trưởng cũng cho hay hiện “không nắm được việc này” và sẽ cử cán bộ tìm hiểu ngay.

Thursday, July 31, 2014

Literary analysis

Oánh dấu cho lắm vào rồi ko biết có học gì ko hay lại vứt đấy

http://education-portal.com/academy/topic/literary-analysis.html


MIT open writing course


http://ocw.mit.edu/courses/writing-and-humanistic-studies/21w-755-writing-and-reading-short-stories-spring-2012/lecture-notes/

course material: http://ocw.mit.edu/courses/writing-and-humanistic-studies/21w-755-writing-and-reading-short-stories-spring-2012/download-course-materials/

Free writing courses online



10 Universities Offering Free Writing Courses Online

See our list of universities that offer free online writing courses. Learn about what courses are available and what topics they cover to find the course that's right for you.

Online Writing Courses for Credit

Many schools offer free online courses and materials through OpenCourseWare (OCW) projects. While formal admission isn't necessary to access lectures and other materials, these courses don't usually award college credit. Students looking for the same ease of access and the opportunity to apply their study time towards a degree or certificate program might want to consider courses that can lead to an alternative form of credit.
For far less than the cost of enrolling in a traditional class, Education Portal offers hundreds of online courses that allow students to start working their way towards real college credit. The English 104: College Composition course is just one such example. Through a combination of video lessons and self-assessment quizzes, registered members can learn how to craft a well-organized essay, cite their sources and edit their own writing. Each lesson also includes written transcripts that are available to everyone for no charge. Chapters in this course include:
  • Conventions in Writing: Usage - Instructors discuss tips for developing clear sentence structures, good diction and a strong writing style.
  • Parts of an Essay - This chapter covers prewriting strategies and methods for organizing an essay. The importance of a strong thesis, smooth transition sentences and an engaging introduction are also discussed.
  • Essay Writing - The differences between persuasive and personal essays are covered alongside strategies for addressing the audience and anticipating opposing views.
  • How to Revise an Essay - Instructors demonstrate strategies for using sources in an essay and evaluating an argument's logic or evidence.
  • Using Source Materials - Tips for writing a bibliography or works cited page and avoiding plagiarism are covered in this chapter.

Free Online Non-Credited Writing Courses

Massachusetts Institute of Technology (MIT)

Through MIT's OCW program, students can download a variety of undergraduate and graduate-level course materials that cover topics in, among others, essay, expository and technical writing. Course activities and formats include assignments, exams, lecture notes and video presentations.
Writing and Reading the Essay focuses on the essay as a popular literary genre. The syllabus indicates two essay anthologies as course texts, which can be purchased online. Course activities include a reader's journal and a series of personal writing assignments.
The course in Writing and Reading Short Stories offers students the opportunity to study character development, plotting and point of view. Featured authors include, among others, Flannery O'Connor, Alice Walker, William Faulkner and John Updike.

New Jersey Institute of Technology

The New Jersey Institute of Technology is a scientific and technological university that offers OCW courses and materials. The Technical Writing course is geared toward the advanced writer. In this course, which consists of about 40 video-taped lectures, students apply theory to analyze and solve complex communication problems. Course topics include audience awareness, document design, ethics, gender equity and rhetorical theory.

Open University

The Open University is the largest educational establishment in the United Kingdom, as well as the country's only distance-learning school. The university's free online classes may not provide access to the same resources used by formally enrolled students, but course formats might include Web- and print-based content as well as the ability to interact with other students through a comments feature.
Start Writing Fiction is a 12-hour, introductory course that can provide students with the inspiration and tools they need to put their words on paper. The course emphasis is on developing character and settings within a variety of fiction genres. Writing What You Know is designed to help students improve their descriptive writing skills. This 8-hour, introductory class encourages students to view their everyday lives from a new perspective, demonstrating how an author's personal life can serve as a source of inspiration.

Purdue University

Through Purdue University's Online Writing Lab (OWL), students and teachers around the world can enjoy 24-hour access to a variety of Web-based resources, including handouts, podcasts and PowerPoint presentations. These include topics in grammar and mechanics, professional and technical writing, English as a Second Language (ESL), research and writing style.
Professional and Technical Writing provides a list of varied Web-based resources that can show students and professionals how to research and write business letters, memos and other office-related documents. Topics include audience analysis, parallel structures and writing tone. Additional technical writing resources include information on how to write scientific abstracts and white papers. The Writing Process includes a list of mostly text-based resources and exercises that cover everything from overcoming writer's block to proofreading strategies. Additional topics include pre-writing, thesis statements, outlining and audience analysis, which can be applied to a wide variety of writing tasks.

University of College Falmouth

The University College Falmouth is a specialized art institution based in the United Kingdom. The non-credit classes offered through the school's 'openSpace' project allow students to work at their own level and pace but don't provide all the materials from the original course. Although registration isn't required to access assignments, lectures and other materials, registered students may be able to participate in online chats and peer reviews.
Introduction to Novel Writing was designed to provide graduate-level students with the structural skills to organize and develop extended pieces of creative writing. In addition to writing assignments and suggested readings, open course materials include YouTube videos by Joyce Carol Oates, Salmon Rushdie and Amy Tan. Writing for Children introduces students to the genres and styles integral to the market and helps them find the right age group for their story. Open course materials include assignments, background reading, examples of children's books and an online lecture.

University of Iowa

The Writing University is a Web-based resource for the school's literary and writing community, providing direct access to a number of free audio presentations. Recent podcasts have included presentations on the sentence, creative nonfiction and experiential writing. Flash Fiction introduces students to the concept of the super-short story and its emergence as a mainstream literary trend. Listeners can learn how brief experiences or even a life story can be condensed to a paragraph or a couple of written lines.
How to Find the Short Story Within Your Novel helps listeners identify the dissimilarities between these two literary forms. Students learn how to extract a quality excerpt from a longer piece of prose and how first-time authors can prepare their work for publication.

University of Massachusetts at Boston

Critical Reading and Writing, with some course materials available through the school's OCW project, is designed to help students achieve college-level reading and writing skills through a critical exploration of U.S. foreign policy. Students have access to the course syllabus, an assignment list and website. Through the course site, students can open and download text documents and PowerPoint presentations on topics like critical analysis strategies, brainstorming and building concepts, as well documents and links to online resources on foreign policy issues.

University of Michigan

This university participates as a member of the OpenCourseWare Consortium by providing free access to educational materials and course content through its Open.Michigan website. Principles of Research and Problem Solving is a course directed toward graduate students in pharmacy school. In this class, students develop scientific writing skills as they develop research proposals. OCW materials include ten PowerPoint lecture presentations, handouts and examples of student projects, as well as a syllabus and reading list.

Utah State University (USU)

Utah State offers OCW materials in several academic departments. Students may be able to apply the knowledge gained from use of these open materials to pass exams to earn credit. USU may give credit to students who pass subject tests offered by individual departments, the International Baccalaureate Organization or CLEP exams, among other options.
Intermediate Writing provides access to 16 weekly lessons, with links to readings and related writing assignments. Students learn how to engage in various components of the writing process while developing critical reading and thinking skills. Topics include writing about controversial topics, argumentation styles, source documentation and how to use multimedia resources.
Introduction to Writing: Academic Prose is an online complement to a graduate-level course. The course materials are presented in a similar 16-week format, with links to several online readings and assignment descriptions. The syllabus begins with assignments related to debate and dialogue, cultural myths and visual literacy. Additional writing activities include a family narrative, a school board project and a media analysis.

Wednesday, July 30, 2014

Lục Đầu Giang



28/04/2014, 07:00 (GMT+7)
“Tất cả chỉ diễn ra trong vòng có một tiếng đồng hồ. Nước sông tự nhiên bốc mùi rồi cá, tôm chết trắng sông. Hầu như chẳng có gia đình nào kịp trở tay, vớt vát được gì." - Một chủ bè nuôi cá ở Lục Đầu Giang cay đắng kể lại. / Sông Cầu oằn mình vì “cát tặc”/ Đau thương một khúc sông Cầu

Lục Đầu Giang đang bị đầu độc
Lục Đầu Giang, nơi hợp lưu 6 con sông lớn ở miền Bắc gồm sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính sông Thái Bình. Từ bao đời nay, ngã sáu sông là nguồn sống của hàng nghìn hộ dân làm nghề chài lưới, nuôi cá lồng bè. Nhưng gần đây, các dòng sông bị đầu độc, nghề sông nước ở Lục Đầu Giang lâm đường tận vận.

Mất tiền tỷ chỉ trong một giờ
Trên khúc sông của Lục Đầu Giang, bên này là thị xã Chí Linh, bên kia là huyện Nam Sách đều thuộc tỉnh Hải Dương có hàng trăm hộ dân nuôi cá lồng bè. Cá lăng, cá ngạnh, cá quất… Tấp nập, đông đúc không thua gì đô thị trên bờ. Nhiều gia đình có thu nhập khá, nhiều địa phương được khuyến khích phát triển mô hình nuôi cá lồng nhằm để xây dựng kinh tế mũi nhọn.
Đã có những thời điểm, Lục Đầu Giang đẻ ra những tỷ phú chuyên cung cấp khối lượng cá khổng lồ cho TP Hải Dương và Thủ đô Hà Nội. Vậy mà bây giờ Lục Đầu Giang trở thành điểm chết. Cá tôm tự nhiên chết dạt vào bờ ken kín cả một khúc sông. Cá nuôi lồng bè chết không kịp vớt, không kịp đào hố tiêu hủy. Nông dân khóc ròng vì xót của, vì nợ nần, vì viễn cảnh phá sản. Nghề sông nước đứng trước nguy cơ bị xóa sổ, còn nguyên nhân, vẫn đang phải đợi các cơ quan chức năng đi tìm.
Vợ chồng Nguyễn Đức Nho là một trong những nông dân tiên phong ở xã Cổ Thành (thị xã Chí Linh) ra Lục Đầu Giang phát triển mô hình nuôi cá lồng bè. Sau một thời gian đi xuất khẩu lao động, gom góp được ít vốn, đôi vợ chồng trẻ đầu tư nuôi cá với khát vọng làm giàu. Mỗi vụ cá ở Lục Đầu Giang thường kéo dài khoảng 2 năm. Sau một vài vụ đầu thắng lợi nho nhỏ, vợ chồng Nho mạnh dạn cắm nhà vay ngân hàng thực hiện giấc mộng làm giàu.
Ngoài việc đầu tư một số điểm nuôi nhỏ lẻ, đôi vợ chồng dồn hết tiền bạc vào hai lồng bè nuôi cá lăng đặc sản. Theo chu kỳ, dự tính đến tháng 8 này sẽ cho thu hoạch. Mỗi cân cá lăng bán tại bè giá ổn định tầm 120 ngàn đồng. 2 lồng cá của gia đình được hơn 5 tấn. Chỉ mấy hôm trước, nhìn cá trong lồng ăn ào ào, phát triển bình thường, vợ chồng trẻ đã khấp khởi mừng. Bỗng dưng tai họa từ đâu ập về. Chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ, từ chỗ triệu phú họ trở thành tay trắng.
“Ban đầu thấy cá tôm tự nhiên chết từ thượng nguồn trôi về dạt vào bờ sống chúng tôi cứ tưởng là dịch. Chưa kịp đưa cá lên hồ để tránh thì thấy các lồng cá chết nổi ồ ạt như kiểu bị người ta bỏ thuốc độc vào. Con nào con nấy trắng bụng, máu từ đầu, từ mang ộc ra đỏ lừ cả lồng bè. Cá nổi đặc lồng, dùng lưới quét không kịp, phải thuê máy xúc vào đào hố, xúc đi chôn. Chứng kiến cảnh cá chết sạch chỉ trong nháy mắt, vợ tôi ngất lên ngất xuống, gào khóc kêu trời, đau thắt ruột gan”, Nguyễn Đức Nho chua chát kể.
11-18-06_ldg1
Gia đình Nguyễn Đức Nho đã trắng tay vì cá chết sạch

Tai họa không chỉ giáng xuống riêng gia đình Nho. Cách đó vài chục mét là khu nuôi của xã Nhân Huệ, tập hợp những đại gia nuôi cá lồng như ông Chiến, ông Hào, ông Tịu… Toàn là những chủ lồng kỳ cựu, kinh nghiệm đầy mình nhưng vẫn không thoát khỏi. Mỗi hộ đầu tư cả tỷ đồng nuôi cá lồng đều dính phải nước độc, trắng tay sạch sành sanh.
“Tất cả chỉ diễn ra trong vòng có một tiếng đồng hồ. Nước sông tự nhiên bốc mùi rồi cá, tôm chết trắng sông. Hầu như chẳng có gia đình nào kịp trở tay, vớt vát được gì. Mà giả sử có vớt được cũng chẳng ai mua vì cá chết do nhiễm độc, cho không người ta chẳng thèm lấy nữa là buôn bán”, ông Hào nói giọng rất cay đắng. Những ông chủ nuôi cá lồng bè ở Lục Đầu Giang kể lại rằng, hôm cá bị đầu độc chết, dân quanh vùng vớt được cả tạ, toàn cá đặc sản như ngạnh, lăng, nheo… Nhưng vớt xong rồi lại mang đi chôn vì không nhà nào dám ăn cả.
Không chỉ riêng dân nuôi cá lồng bè ca thán. Hàng trăm hộ dân làm nghề đánh bắt tôm cá tự nhiên cũng lâm cảnh đường cùng vì Lục Đầu Giang nhiễm độc. Bi đát nhất là xóm chài Bạch Đằng, xã Nhân Hậu, nơi tập trung hơn 100 hộ dân, 500 nhân khẩu làm nghề chài lưới. Từ xưa đến nay, Lục Đầu Giang ban cho dân vạn chài nguồn cá tôm vô tận, họ sống khỏe. Nhưng thời điểm này, chài lưới ngày này qua ngày khác, đi lưới từ đầu hôm đến tận sáng, một con cua cũng không còn.
“Nhà tôi mấy đời sống trên sông nhưng lần đầu tiên gặp “hiện tượng” kỳ lạ đến thế. Hôm đó, chỉ trong một buổi chiều, cá tôm ở dưới sông gần như chết sạch. Sau đó, đến lượt cá nuôi trong lồng cũng chung số phận. Không hiểu người ta đã đổ gì xuống sông mà nước nhiễm độc đến mức ấy.
Với kinh nghiệm hơn 40 năm sông nước, tôi có thể khẳng định cá chết không phải do dịch dã gì mà chắc chắn do nước sông bị nhiễm độc”, ông Đỗ Văn Vịnh, một người làm nghề đánh cá phân tích. Từ khi Lục Đầu Giang trúng độc, cư dân xóm Bạch Đằng chết lặng. Thay vì chài lưới, chỉ còn những tiếng thở than.

Quá nhiều nghi phạm
Tất cả những hộ dân làm nghề nuôi cá lồng bè và chài lưới ở Lục Đầu Giang đều khẳng định, nguyên nhân cá chết là do nhà máy đóng hai bên các dòng sông xả thải có hóa chất độc hại. Thời điểm cá bị chết, nước từ các dòng sông đổ về ngửi thấy có mùi hăng hắc như thuốc tẩy. Sau khi xảy ra cơ sự, chính quyền địa phương cũng đã xuống tận các lồng bè để ghi nhận sự việc và mời các cơ quan chức năng vào cuộc lấy mẫu nước và cá đi xét nghiệm.
Hiện tại, mẫu nước và cá chết đang được Sở TN-MT tỉnh Hải Dương phân tích. Những người làm nghề vạn chài như ông Đỗ Văn Vịnh, suốt ngày ngược xuôi trên các dòng sông đã điểm mặt chỉ tên từng “thủ phạm” đầu độc Lục Đầu Giang. Đó là Nhà máy phân đạm Hà Bắc xả nước thải ra sông Thương, Cty giấy Phong Châu xả thải có hóa chất ra sông Ngũ Huyện Khê (một nhánh của sông Cầu), Cty Cổ phần nhiệt điện Phả Lại dùng nước sông Thái Bình để “làm mát” các thiết bị sau đó lại đổ ra sông…
11-18-06_ldg2
Nguồn nước thải từ Cty CP nhiệt điện Phả Lại

Thủ phạm chính là ai, ở đâu thì chưa ai dám khẳng định, ông Trần Văn Dân, Phó Chủ tịch UBND xã Nhân Huệ phàn nàn: “Phong trào nuôi cá lồng ở địa phương mới mạnh lên từ 2-3 năm nay. Đây là hướng phát triển tốt không chỉ xã mà huyện, tỉnh đều khuyến khích. Do mới nuôi được ít năm nên chưa ai có lãi trong khi số tiền đầu tư là rất lớn. 100% hộ nuôi cá lồng phải vay vốn từ ngân hàng.
Bây giờ cá chết, xã cũng muốn cùng với người dân làm rõ nguyên nhân nhưng đành phải chờ cơ quan cấp trên. Người dân có nghi ngờ một số nhà máy đầu nguồn gây ô nhiễm, chúng tôi nghĩ là có cơ sở, vì không thể nào một lúc cá tôm lại chết nhiều như thế được”.
Để tìm hiểu nguyên nhân, PV NNVN đã đi ngược một số dòng sông, tiếp cận các nhà máy xả thải, nhưng thực tế rất khó để kết luận nguyên nhân.
Cty Cổ phần nhiệt điện Phả Lại chỉ nằm cách khu vực xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt vài cây số nên bị người dân nghi ngờ là thủ phạm chính. Các hộ dân cho biết, nhà máy Phả Lại phải dùng một lượng nước rất lớn để làm mát tua bin. Hàng năm, định kỳ nhà máy cho một lượng thuốc tẩy rửa nhất định để làm sạch đường ống. Rất có thể, thuốc tẩy rửa đó là độc tố khiến cá tôm chết sạch?
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Thủy, Phó Giám đốc sản xuất Cty Phả Lại đã phủ nhận hoàn toàn: “Nhà máy khai thác nguồn nước từ sông Thái Bình để làm mát tua bin. Việc nước chạy qua tua bin chỉ làm tăng khoảng 5oC. Tuy nhiên, quá trình chảy lộ thiên từ nhà máy ra sông, nhiệt độ của nước mát trở lại bình thường. Ngoài ra, hàng năm Cty còn phải 4 lần đánh giá tác động môi trường, mỗi lần như thế đều có các cơ quan chức năng tham gia. Người dân nói dùng thuốc để tẩy đường ống là không đúng. Chúng tôi có cho 1 lượng Clo trong tiêu chuẩn cho phép để làm sạch nguồn nước. Hơn nữa lượng nước để làm mát tua bin là rất lớn, xấp xỉ 300 nghìn m3/h, thử hỏi có loại hóa chất nào lớn để hòa vào nguồn nước đó”.
Tại sông Ngũ Huyện Khê, một nhánh của sông Cầu ở Bắc Ninh, các nhà máy sản xuất giấy biến dòng sông này thành sông chết. Ngày ngày các nhà máy vô tư xả thải xuống sông, bốc mùi nồng nặc, nước đen ngòm còn hơn cả sông Tô Lịch (Hà Nội), hay sông Thị Vải (TP.HCM). Chỉ cần đứng bên dòng sông một lúc sẽ thấy choáng váng. Với nguồn nước sông này, bất cứ loài sinh vật nào cũng khó sống chứ đừng nói đến tôm cá.
Ngược sông Thương đến TP Bắc Giang là điểm xả thải của Nhà máy phân đạm Hà Bắc, ngược lên sông Lục Nam còn có cả một công ty luyện đồng nằm ở huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang)…
Hiện chưa ai có thể khẳng định chắc chắn đơn vị nào là thủ phạm khiến Lục Đầu Giang bị đầu độc, nhưng với thực trạng có quá nhiều nhà máy vô tư xả thải ra sông đang khiến hàng nghìn hộ dân sống bằng nghề chài lưới, nuôi cá lồng bè ảnh hưởng quá nặng nề.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong số các dòng sông đổ về Lục Đầu Giang thì sông Cầu đang bị ô nhiễm nhất. Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu từng điểm mặt chỉ tên sáu nguồn thải chính ở tỉnh Bắc Ninh đang ngày đêm “bức tử” sông Cầu. Làng nghề Tam Giang và Tam Đa (huyện Yên Phong), cửa cống Vạn An, sông Ngũ Huyện Khê, điểm “tập kết” của lượng nước thải từ các làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp đổ vào, như làng nghề tái chế sắt thép Đa Hội, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, giấy Phú Lâm và giấy Phong Khê.
Chưa kể một lượng nước thải sinh hoạt đáng kể nữa của các khu đô thị Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong đổ về đây và thải ra sông Cầu. Cảng sông nội địa Đáp Cầu có 2 cảng kinh doanh của Cty kính Đáp Cầu và Cty kính nổi Việt-Nhật. Trạm bơm Kim Đôi có công suất tối đa 10.000m3/giờ. Kênh Kim Đôi nhận nước thải từ các khu vực nội thị như Bồ Sơn, Đại Phúc, Thị Cầu, Đáp Cầu và nước thải từ KCN Quế Võ đổ vào.

Hoàng Anh

Saturday, July 19, 2014

Middle income

Hôm nay đọc Tony Buổi sáng xong, nhớ lại câu chuyện về bẫy thu nhập trung bình (middle income trap), mà, xưa giờ vẫn thi thoảng cục quậy làm tôi không yên.

Nói thêm một tí ngoài lề. Tony Buổi sáng là một trong những thứ ít ỏi có ích ở cái chốn vô bổ và đầy rác rưởi như Facebook. Tôi không rõ người viết là ai, không biết trong mỗi lời có bao nhiêu sự thực và bao nhiêu chém gió. Nhưng đó ắt hẳn là một người nói được - làm được. Hoặc ít nhất những lời đó viết ra bởi một người nhiều trải nghiệm.

Trong những bài viết của Tony, tôi nhớ tới một người quen khác của tôi, cũng đi lên từ việc sản xuất kinh doanh. Người này sau đó đánh chứng khoán, bất động sản đều bộn xu. Nhưng tôi nể, vì cái sự bộn-xu ông có được, là nhờ bản lĩnh thương trường mà ổng đã trui rèn qua bao nhiêu năm. Sách vở tóm lại các điều đó, cho tôi học. Nhưng ông đó, tự tóm lấy những thứ trong-sách, bằng kinh nghiệm thực tế của mình.

Nên ông thấm thía sâu sắc hơn, dạn dày hơn và vì thế bản lĩnh hơn.

Tôi vẫn thích nói chuyện với ông. Vì những điều ông nói, nếu diễn đạt lại bằng ngôn ngữ học thuật, thì chẳng khác gì các học thuyết kinh tế mà tôi vẫn học.

Đấy là ý nghĩa của việc ăn thật - làm thật. Chứ ko fải thói ăn thật - làm giả :).

*

Tôi lại tìm đọc lại về bẫy thu nhập trung bình và cách vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Thực là buồn cười khi phải dùng đến ngôn ngữ kinh tế học để gọi tên tình trạng này. Nó, thực ra, có thể thấy được, trong mọi thứ đang xảy ra hàng ngày.

- Từ thành phố chỉ toàn hàng quần áo (Tàu), hàng ăn, hàng cà phê, tủ thuốc lá. Người ta chỉ mua đi bán lại các thứ, chẳng làm ra cái gì.

- Từ những thư viện lưa thưa và những quán trà chanh vỉa hè đông đúc người trẻ.

- Từ đống sách kinh điển nằm góc khuất và ngôn tình Trung Quốc tràn lan.

- Từ những thứ văn-hóa-truyền-thống-Việt-Nam ngắc ngứ chết trong khi văn hóa Nhật, Hàn và gỉ gì gi dậy sóng.

- Từ những reality show và phim truyền hình dài tập nô nức người xem...

Để thoát bẫy thu nhập trung bình, quốc gia cần phát triển sản xuất theo chiều sâu chứ không phải theo diện rộng. Phải làm sao tạo ra nhiều GIÁ TRỊ hơn, dựa trên lao động chất lượng cao (skillful) và năng suất cao. Chứ không phải cứ vứt NHÂN CÔNG và VỐN vào nhà máy, và thế là thành tăng trưởng.

Xin đọc lại đoạn chữ in đậm. Nếu bạn vẫn chơi game, lướt Facebook, đi muộn về sớm làm ăn quấy quả, chân trong chân ngoài...

Và nếu bạn cũng như tôi. Mắc kẹt trong ước mơ gì-đó của mình.

Từng công dân mắc kẹt, của một đất nước mắc kẹt.

*
Bên dưới câu chuyện của quốc gia, là câu chuyện của mỗi công dân. Của từng cá nhân trong cộng đồng ấy.

Tôi không mơ cứu vớt được đất nước. Chỉ mong làm tốt được việc của mình. Cũng không mong nhiều tiền. Chỉ mong mình không bị vật vã bởi cảm giác tiểu thị dân hèn hèn buồn bã. Mong mỗi ngày mình sống, không phải để sống cho qua ngày.

---

Escaping the middle-income trap


I returned a few days ago from Kuala Lumpur, the capital of Malaysia, where the talk of the town – well, at least among economists — is the “middle-income trap.” What’s that, you ask? A developing nation gets “trapped” when it reaches a certain, relatively comfortable level of income but can’t seem to take that next big jump into the true big leagues of the world economy, with per capita wealth to match. Every go-go economy in Asia has confronted this “trap,” or is dealing with it now. Breaking out of it, however, is extremely difficult. The reason is that escaping the “trap” requires an entire overhaul of the economic growth model most often used by emerging economies.

Malaysia’s caught in the “trap” right now, and getting out if is going to be tough. Simply put, Malaysia needs to change what it has been doing economically for the past 40 years. How Malaysia got itself into the “trap,” and how it could escape from it, can provide us with some valuable lessons on development and, more specifically, how developing nations can graduate into becoming fully advanced economies.

The concept behind the “middle-income trap” is quite simple: It’s easier to rise from a low-income to a middle-income economy than it is to jump from a middle-income to a high-income economy. That’s because when you’re really poor, you can use your poverty to your advantage. Cheap wages makes a low-income economy competitive in labor-intensive manufacturing (apparel, shoes and toys, for example). Factories sprout up, creating jobs and increasing incomes. Every rapid-growth economy in Asia jumpstarted its famed gains in human welfare in this way, including Malaysia.

However, that growth model eventually runs out of steam. As incomes increase, so do costs, undermining the competitiveness of the old, low-tech manufacturing industries. Countries (like Malaysia) then move “up the value chain,” into exports of more technologically advanced products, like electronics. But even that’s not enough to avoid the “trap.” To get to that next level – that high-income level – an economy needs to do more than just make stuff by throwing people and money into factories. The economy has to innovate and use labor and capital more productively. That requires an entirely different way of doing business. Instead of just assembling products designed by others, with imported technology, companies must invest more heavily in R&D on their own and employ highly educated and skilled workers to turn those investments into new products and profits. It is a very, very hard shift to achieve. Thus the “trap.”

South Korea is probably the best current example of a developing economy making the leap into the realm of the most advanced. Companies like Samsung and LG are becoming true leaders in their fields. Taiwan isn’t far behind. China’s policymakers are fully aware that, with labor costs rising, it needs to follow suit. (More on Time.com: See a stimulus report card at the one year mark)

Malaysia, though, is quite far from where it wants to be. That’s a bit surprising based on its remarkable recent history. Malaysia has been among the best performing economies in the world since World War II, one of only 13 to record an average growth rate of 7% over at least a 25-year period. The country has an amazing record of improving human welfare. In 1970, some 50% of Malaysians lived in absolute poverty; now less than 4% do. Yet Malaysians also feel that they’ve become somewhat stuck where they are. GDP growth has slowed up, from an annual average of 9.1% between 1990 and 1997 to 5.5% from 2000 and 2008. Meanwhile, other Asian economies have zipped by Malaysia. According to the World Bank, the per capita gross national income (GNI) of South Korea in 1970 was below that of Malaysia ($260 versus $380), but by 2009, South Korea’s was three times larger than Malaysia’s ($21,530 versus $6,760).  Malaysia is getting “trapped” as a relatively prosperous but still middle-income nation.

Can Malaysia escape? The initial indications are not encouraging. The economy’s growth engine remains unchanged – export-oriented manufacturing backed by foreign investment. Its companies are just not innovating or adding much value to what they produce. You can find all of the ugly details in a very thorough study by the World Bank, released in April. Private investment has sunk precipitously, from more than a third of GDP in the mid-1990s to only some 10% today. Labor productivity is growing more slowly than in the 1990s. The “value-added” in manufacturing in Malaysia trails many of its neighbors – an indication that Malaysian factories are mainly assembling goods designed elsewhere. R&D spending remains frighteningly low, at about 0.6% of GDP (compared to 3.5% in South Korea). If Malaysia is going to break the “trap,” it has to reverse all of these trends.

How can Malaysia achieve that? The World Bank report has pages of recommendations. The basics include slicing apart the bureaucratic red tape that stifles competition and suppresses investment, bolstering the education system so it can churn out more top-notch graduates, and funneling more financial resources to start-ups and other potentially innovative firms. To its credit, the government of Malaysia is fully aware of what it needs to do. In March, Prime Minister Najib Razak introduced a reform program called the New Economic Model. You can read the initial report here. The NEM shows that Najib realizes that excessive government interference in the economy is dampening investor sentiment and holding back Malaysian industry. All eyes now are waiting for the more detailed policy recommendations for the NEM (though it is not clear when those might appear).

Yet I’m wondering if getting policy right is really enough. Of course, it would help, by setting in place better incentives for private businessmen to invest in innovative projects, and creating the tools they need to make those projects work. But I don’t think that’s the whole story. I’ve been musing on the differences between South Korea and Malaysia. Why has Korea jumped so far ahead? I think the reason is embedded in the different methods the two countries used to spur rapid growth.

Both countries relied exports to create rapid gains in income, but they did so differently. South Korea, from its earliest days of export-led development in the mid-1960s, had been determined to create homegrown, internationally competitive industries. Though Korean firms supplied big multinationals with components or even entire products, that was never enough – Korea wanted to manufacture its own products under its own brands. The effort was often a painful one – remember Hyundai’s first disastrous foray into the U.S. car market in the late 1980s and early 1990s – but Korea is where it is today because its private companies have been working on getting there for a very long time, backed in full by the financial sector and the government.

Malaysia, on the other hand, relied much, much more on foreign investment to drive industrialization. That’s not a bad thing – multinational companies provide an instant shot of capital, jobs, expertise and technology into a poor country. MNCs, however, aren’t going to develop Malaysian products; that has to take place in the labs and offices of Malaysia’s private businesses. But those businessmen have been content to squeeze profits from serving MNCs and maintaining their original, assembly-based business models.

In other words, what is needed for Malaysia to break from the “middle-income trap” is a greater national commitment to innovate on its own. Entrepreneurs and bankers have to be willing to take more risks to support inventive ventures and new technologies. Talented workers have to be willing to take jobs at home instead of Silicon Valley. The Malaysian private sector has to be more devoted to the country’s future. This is fuzzy stuff, outside of the realm of usual economics. But I fear the kind of commitment needed to escape the “trap” unfortunately can’t be created by government initiatives alone.

---

Thursday, April 24, 2014

Merge & Acquisition

Sau 5 năm, đọc lại Luận văn tốt nghiệp.

Thực sự muốn viết lại.


Hồi đó viết:

3 hình thức mua lại 1 DN:

- Mua Tài sản
- Mua Cổ phần
- M&A

NHƯNG khi giao dịch, thực tế:

#1:
M&A sẽ được thực hiện NHƯ THẾ NÀO, nếu không thông qua việc mua lại hết cổ phần (hãy giả sử DN bị thâu tóm là cty cổ phần)???

#2:
Mua cổ phần ảnh hưởng đến bên Nguồn vốn (Liability) trong Bảng CĐKT (Statement of Balance), trong khi mua tài sản tác động đến bên Tài sản (Asset) trong Bảng CĐKT.

Nếu DN chỉ có DUY NHẤT tài sản đó và TOÀN BỘ VỐN CỔ PHẦN. Vậy thì mua cổ phần hay mua tài sản, trong trg hợp đó, có khác nhau đâu?

Vấn đề làm chúng khác nhau là, THUẾ.

Làm thế nào để tránh thuế tốt nhất?

--
Tạm thời mới nghĩ ra thế.