Monday, May 30, 2011

Nghiên cứu tài chính một cách có hệ thống

Để ng/cứu về tài chính 1 cách tử tế:

1st, mời bạn đọc (lại) Kinh tế vi mô + Vĩ mô (G.Mankiw) để biết economics là cái gì. (đây là quyển macro, kcó micro thì phải :-S )

[update 2012.10.24: link quyển macro của m die rồi, m tìm đc link khác dán vào. chỉ là copy link thôi chứ đó k fải file của m nhé :) ]

2nd, đọc Money, Banking & Financial market (Mishkin) để hiểu về thị trường tài chính. Quyển này cực cực cực kỳ hay. Có sách t.việt, nhưng dịch từ hồi năm 2000 và dựa trên bản t.anh xuất bản từ hồi 1992 nên thậm tệ outdated => đọc sách t.anh cho đc việc. (Link here)

3rd: ok rồi, giờ đọc đến (các quyển dưới này mời check ở đây, có nguyên 1 folder, t ngại đưa link từng thứ):
- Corp. Finance hoặc quyển Fundamental of Corp. Finance:

Corp. finance ng/cứu 3 vấn đề, hay nói cách khác, 1 bác làm CFO là người trả lời các câu hỏi:
1. Đầu tư vào đâu thì có lời?
2. Nguồn nào để tài trợ cho khoản đầu tư đó?
3. Quản lý thanh khoản trong ngắn hạn?
Để trả lời đc đống câu hỏi đó thì cần nhất là hiểu đc
3 cái báo cáo tài chính
Báo cáo kết quả kinh doanh (statement of business/ profit & loss report)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Statement of cash flow)
Bảng cân đối kế toán (balance sheet)
Dòng tiền. Làm finance quan trọng nhất là dòng tiền.
Hiểu về dòng tiền thì bạn làm tài chính dự án (mấy cái mà hay gọi là “FS” í) ngon. Và chính nhờ việc nghiên cứu FS í thì mới trả lời đc câu hỏi (1) ở trên

- Investment:
o Investment nói chung, theo mìh, mìh phân thành 2 loại: direct & indirect.
Direct thì giống như là business: bạn mở xưởng sản xuất, phát triển thêm 1 loại sản phẩm mới, gia nhập 1 thị trường mới… nghĩa là ngoài việc ném TIỀN vào thì bạn phải bỏ công sức quản lý suy nghĩ nọ kia
Indirect: ném tiền vào, kỳ vọng nó sẽ đem lại xx% lợi nhuận. Thế rồi theo dõi xem nó có xảy ra đúng như thế ko, có mang lại xx% như mình kỳ vọng?
Thì quyển Investment này nghiên kíu loại INDIRECT investment. Nó giúp bạn hiểu về các loại “investment assets”, nói nôm na là: nó cho bạn biết có các món ăn này kia => từ đó bạn sẽ chọn ăn cái gì với cái gì cho hợp khẩu vị của bạn.
***
Nếu sau đấy bạn muốn nghiên kíu cái gì đó kỹ hơn thì sẽ có các thể loại gối đầu giường khác, vdụ:

- Commercial bank (P.Rose) nếu quan tâm đến hệ thống ngân hàng thương mại & các sản phẩm
- Định giá bất cứ cái business gì => A.Damodaran
- Có cả n~ quyển viết riêng về Fixed Income hay M&A… các thứ

Okie? Ai có sách gì hay thì cứ recommend ở đây nhé. Thx u in advance :x

p.s: cái này hơi thiên về tài chính doanh nghiệp, mặc dù 1st và 2nd cũng có liên quan dính dáng đến tài chính công & tài chính quốc tế. Anyway vì specialization của t là Corp Finance chứ ko phải 2 cái kia nên t ko rõ về 2 cái kia lắm, k dám chém linh tinh.

Tuesday, May 17, 2011

[Markowitz's theory] phân biệt EF, CML & Utility

Hôm rồi có bạn hỏi tớ, khi bạn í bị lẫn lộn lung tung giữa EF, CML, Utility... Vấn đề là, lúc đọc từng thứ thì ok ko vấn đề gì, nhưng khi ghép 3 cái với nhau thì bị confused.

Tớ thấy phần này trong sách (CFA L1) viết hơi lộn xộn về mặt tư duy, vì vậy t suggest các bạn tư duy kiểu bottom-up như thế này cho dễ nhé.
...
Viết 1 hồi t thấy tóm lại chỉ có như thế này:

- Tiếp điểm của U & CML trả lời câu hỏi: TỶ TRỌNG giữa TS rủi ro & TS phi rủi ro trong danh mục đầu tư (*)

- Tiếp điểm của CML & EF trả lời câu hỏi: ok, với danh mục đầu tư (*) đó thì TS rủi ro là cái gì?Nếu đọc từng đó mà bạn hiểu đc thì thôi k cần đọc đoạn dưới. Còn nếu chưa hiểu thì ráng đọc tiếp vậy ^^.

1. Bắt đầu từ EF. Chọn chọn nhặt nhặt giữa các loại tài sản rủi ro để ra được một danh mục đầu tư tối ưu, đánh dấu bằng một điểm. Và tập hợp của các điểm như thế => đường EF.

2. Bây giờ ko quan tâm 'danh mục' là cái gì, trong danh mục có những cái gì. Chỉ cần coi mọi điểm nằm trên EF đều là tài sản rủi ro (risky asset) tối ưu. Bây giờ góc nhìn rộng hơn: kết hợp giữa tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro (risk-free asset) như thế nào?
Cái "danh mục" giờ là danh mục giữa đúng 2 tài sản: TS rủi ro & TS phi rủi ro nhé. Biến đổi loằng ngoằng 1 hồi => ra đc CML là tập hợp các danh mục tạo bởi:
- TS phi rủi ro (với độ lệch chuẩn và tỷ lệ sinh lời kỳ vọng - đã xác định & cố định rồi nhé)
- TS rủi ro: đường CML tiếp xúc với EF tại 1 điểm tạm gọi là M => TS rủi ro là danh mục M (độ lệch chuẩn, tỷ lệ sinh lời kỳ vọng cũng như tỷ trọng cụ thể của các TS rủi ro trong danh mục M - đã xác định đc & cũng cố định luôn)
(vì sao nó lại là tiếp điểm giữa CML với EF thì đọc sách nhé, "hoàn toàn Toán" thôi).
Như vậy, các danh mục khác nhau nằm trên CML chỉ khác nhau bởi tỷ trọng giữa TS rủi ro & TS phi rủi ro.

3. Việc phân bổ bao nhiêu vào TS rủi ro và TS phi rủi ro tùy thuộc mức độ chấp nhận/ e ngại rủi ro của từng nhà đầu tư cụ thể => biến số này đc thể hiện bằng đường Utility (đường lợi ích).
Điểm tiếp xúc giữa U và CML chính là danh mục tài sản tối ưu (gồm cả TS phi rủi ro & TS rủi ro, với 1 tỷ trọng nhất định).


----
Trong sách có vẽ trường hợp U tiếp xúc với EF. Thì đó chỉ là minh họa cho 1 câu hỏi: ok với hàng đống danh mục đầu tư (vào tài sản rủi ro) tối ưu cùng nằm trên EF, chọn danh mục nào cho thỏa mãn lợi ích của nhà đầu tư? Nó đã bỏ qua phần TS phi rủi ro rồi.

Tạm thế. Hope this helpful ^^

Thursday, May 5, 2011

Doanh nghiệp bất động sản bị phân biệt đối xử

Doanh nghiệp bất động sản bị phân biệt đối xử: "Các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản bị phân biệt đối xử khi phải chịu lãi suất vay vốn cao hơn doanh nghiệp ở các lĩnh vực ngành nghề khác"





IMO, trước hết, cái kiểu trần với sàn - mìh totally disagree rồi nên ko bàn đến tính đúng đắn của cái việc quy định lãi vay trần/sàn (cho bất kể ngành khỉ gì). Nhưng kêu là real estate bị 'phân biệt đối xử' thì thật nhảm nhí. Mỗi ngành có 1 cái rủi ro ngành khác nhau (industry risk). Làm sao mà đòi ngành này bằng ngành kia? Ngay cả trong cùng 1 ngành còn bị 'phân biệt đối xử' giữa các khách hàng - theo credit rating của khách hàng - thế thì có gì mà kêu nhỉ???

Hơn nữa, theo í kiến chủ-quan-cá-nhân của mìh, các bác xây chung cư í, các bác có một nguồn vốn quan trọng khác: prepaid của buyer. Có developer nào xây xong nghiêm chỉnh cái nhà rồi mới bảo buyer trả tiền? Hay là chưa cần biết mặt mũi cái nhà tn, buyer đã cun cút mà nộp tiền theo tiến độ?

Tuy nhiên, bài này có 1 điểm - mìh totally agree. Đấy là đừng vơ đũa cả nắm gọi "doanh nghiệp bất động sản". Developer rõ ràng khác với broker, right?