Sunday, January 31, 2010

Kỹ năng trích dẫn

Reference skill là 1 kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với academic writing/ academic thesis. Reference (trích dẫn) là yêu cầu bắt buộc bạn phải ghi rõ nguồn mà bạn đã lấy các material trong đó về bài viết của mình.

Chỉ dẫn chi tiết, các bạn xem 2 file này nhé.
1. Kỹ năng trích dẫn (của 1 cái trung tâm phát triển thông tin gì đó, viết tắt là CID, hic)
2. Hướng dẫn trình bày đề án môn học (Prof. Lê Thanh Tâm, Khoa NH-TC, KTQD, 2006)
(click to download)

Saturday, January 30, 2010

Track Changes

(@ Linh Hoang Tuan: tớ dùng tool này để edit đề cương cho bạn)
(written on 3 May 2009: giới thiệu 1 công cụ hiệu quả để comment/edit trong Word Document: tiện lợi cho người comment - hay còn gọi là người ném đá, và dễ theo dõi cho người được comment - hay còn gọi là người bị ném đá)

Dốt văn?!

(written on 13 May 2009)
---
"Dốt văn nên viết ko ra gì" - Đấy là câu cửa miệng của (ko biết là bao nhiêu?) đồng chí, mỗi khi dính fải vụ gì đó liên quan tới viết lách. Thực sự mỗi lần nghe câu đó t lại thấy cái ng` nói chỉ ngụy biện mà thôi.
Mọi ng` lại bảo: thôi, ai chả biết m giỏi r, m viết báo, m văn hay chữ tốt.
:-s
1 lần nữa, các bạn lại lẫn lộn: viết văn với viết báo là 2 việc rất là khác. thậm chí, ngay trog viết báo cũng đã lắm chuyện rồi: tin tức, fóng sự, phân tích bình luận, truyện ngắn, truyện dài...

1 cách ngắn gọn thì, t muốn nói: ko fải mọi người dốt văn. Mà tại môn Văn ở trường chúng ta học, đã ko làm đúng, ko làm được fận sự của nó. Thẳng toẹt ra thì: tớ thấy cách dạy văn ở trường fổ thông quá ư là củ chuối!

1. Môn Văn dạy cái gì?
Chúng ta học tiếng việt (hồi cấp 1 thì nó còn tách thành từ ngữ - ngữ fáp), văn học & tập làm văn. Trong đó:
- Tiếng Việt: mổ xẻ câu cú, từ loại, viết câu viết đoạn.
- Văn học: mổ xẻ tác fẩm văn thơ đủ thời đại đủ thể loại.
- Tập làm văn: từ miêu tả đến kể chuyện, từ tường thuật, trần thuật, fát biểu cảm nghĩ đến nghị luận: chứng minh, giải thích, fân tích, bình luận .v.v.(nghe rất là bác học!). Tớ nhớ là còn dạy cả viết thư, viết đơn từ.

2. Thế chúng ta học các cái í để làm gì?
Trên lý thuyết:

  • Tiếng Việt sẽ júp ích cho việc viết văn (trog môn tập làm văn): từ ngữ, câu cú, trình bày... rõ ràng.
  • Văn học cung cấp materials là các tác fẩm để cho môn TLV mổ xẻ (đấy là nói cho loại văn nghị luận nhé, bỏ wa mấy cái 'thấp cấp' như là kể chuyện với chả miêu tả)
Suy ra, môn tập làm văn sẽ là:

  • kết quả của việc tổng hợp các kỹ năng + kiến thức từ 2 môn kia
  • có tính 'ứng dụng' đối với các thể loại như là viết thư với chả đơn từ
  • rèn luyện kỹ năng chứng minh giải thích phân tích bình luận
Kỳ vọng là như thế nhưng thực tế thì sao?

3. Chính xác thì các thứ đó có ích ntn?


  • Tiếng Việt: chả có tác dụng gì ngoài việc để kiểm tra & kiếm điểm cao. Môn t.việt ra rả dạy rằng câu fải có chủ vị, ra rả đưa ví dụ "qua câu chuyện cho thấy..." là 1 câu thiếu chủ ngữ; ra rả bảo "đoạn văn fải có câu thể hiện ý chính của đoạn" rồi bắt viết đoạn quy nạp, diễn dịch, tổng fân hợp...
  • Văn học: ra rả fân tích cái đẹp với cái hay, 'chặt đôi câu thơ, bẻ đôi câu thơ' để tìm cho ra ý với nghĩa. và mặc dù 'văn học là nghệ thuật' nhưg everybody đều 'chia sẻ' những mổ xẻ giống y xì nhau. Giờ văn học thành giờ cô đọc trò chép.
Để rồi, những thứ này được thể hiện ở môn TLV ra sao?


  • Học sinh vẫn hồn nhiên "phang": "Qua tác phẩm này cho thấy (anh hùng/bất khuất/chăm chỉ/cần cù/... blah blah...)" như bình thường, không cần biết chủ ngữ nó chạy biến đi đâu?
  • Cũng đừng nói đến chuyện mỗi đoạn văn cần có 1 câu thể hiện ý chính của đoạn. Học sinh, nhiều khi, còn chả hiểu cái đoạn ý mìh định viết về cái gì! Đây là tác hại của việc chả cảm nhận được cái mốc xì gì từ môn văn học. Cũng có khi, đề bài TLV hỏi về 1 khía cạnh nào đó của tác phẩm văn học thì "ồi, chả biết đâu, em cứ tương cả bài phân tích vào cho nó... đầy đủ!". Chả khác gì hỏi "anh đó đẹp zai thế nào" thì đi kể một tràng rằng nhà ảnh có điều kiện ra làm sao, con chó của ảnh dễ thương như nào...
  • Nh` khi giờ TLV cũng biến thành giờ tập chép khi cả lớp cùng share 1 cái dàn ý cho 1 tác phẩm (trog khi rất nh` đứa vừa chép vừa chả care là cái dàn ý này nó để làm gì, có í nghĩa gì ko, vì đến lúc thực tế chg' nó viết sẽ không bao giờ có dàn ý. Nghĩ đến đâu viết đến đấy!). Ngoài ra, thay vì luyện tập: viết đoạn văn cho có ý nghĩa, fân tích cho thuyết fục (tức là ứng dụng các kỹ năng của 2 môn kia cho hs có thể hình dung đc); thì nh` teacher lại tiếp tục... lôi tác fẩm văn học ra "chặt đôi câu thơ, bẻ đôi câu thơ"...
  • Nữa. những cái thể loại "học để áp dụng vào thực tế" như là thư từ, đơn điếc, tường thuật với chả trần thuật thì rất là vô ích. học xog vẫn ngu như chưa học. theo cảm nhận cá nhân mìh thì trog thực tế í, 3 cái thể loại đấy ở VN vốn dĩ ko có form chuẩn. thế thì dạy cho học sinh thế quái nào đc!
  • Tệ hại hơn nữa, cách dạy này đc 'áp' nguyên xi để dạy t.Anh: chứ j` nữa, cũng học grammar như điên đấy thôi! Hậu họa là tìh trạng hs/sv jỏi ngữ fáp t.A nhưg writing thì dốt - rất là fổ biến T_T. Đến lúc đi học writing t.Anh, thấy teacher dạy về ý chính của đoạn rồi blah blah thì mắt tròn mắt dẹt gật gù như là 1st time đc nghe chân lý. Trog khi tiếng Việt cũng đã dạy về cái í rồi. Tủi thân cho t.Việt vô cùng!
Và rốt cục thì, môn TLV trở thành cái thể loại như này:

  • Học sinh nghĩ: môn văn = viết dài. Viết dài, viết dài, viết dài. Dài, dài nữa, dài mãi...
  • Bố mẹ bảo: toán lý hóa con mìh thông mih ko thể điểm thấp được, dưg văn thì, ồi dào...
  • Cả fụ huynh lẫn hs đều okie rằng: 1 môn củ chuối, 1 môn... được chăng hay chớ, 1 môn mà... "điểm cao vì hợp giáo viên/ điểm thấp là tại vô duyên thầy trò"
  • Sau này, mỗi khi đụng tới cái gì liên quan đến viết lách mà làm ko tốt thì đổ tại ngày xưa mìh học dốt văn.
  • Nhà tuyển dụng thì ra rả kêu bọn SV tốt nghiệp rồi mà ko biết viết 1 cái văn bản cho nên hồn.
  • Các nhà cải cách giáo dục hùng hục tranh luận rằng á, cần fải add thêm tiết mục "viết 1 văn bản cho nên hồn" vào chương trình đại học. (Vậy thì chắc fải dạy cả "viết email thế nào, gọi điện cho khách hàng ra sao, moi tin kiểu gì... -.-)

4. Những điều này quả thực là điên cuồng & lãng fí. Chúng ta phải học rất nhiều nhưng rồi lại chẳng tiếp thu đc cái gì hữu ích. Phí thời gian công sức giấy mực chả để làm gì???

Để nó bớt lãng fí & điên cuồng, t có vài suggestions ntnày:

* Đối với việc dạy dỗ bây giờ:

  • Cho bọn hs nhiều tự do hơn trog môn văn học. Đã bảo, 'văn học là nghệ thuật', fải cho bọn nó options: tác fẩm nào, điều gì trog tác fẩm đó? Ừ nếu ko đc quyền lựa chọn tác fẩm, thì cũng cho bọn nó cái quyền tự do có cảm nhận về tác fẩm í. Gớm chết, lúc viết ra tác fẩm, ôg nhà văn nghĩ gì? Liệu những j` mà được bổ xẻ đi bổ xẻ lại (trog sách gv, sách tham khảo, lớp luyện thi...), có thực sự là những điều ôg í nghĩ được??? Hay còn những điều các ôg í gửi gắm, đã được khai quật hết chưa???
  • Ngữ pháp (hay là tiếng Việt) học là để dùng chứ k fải để điểm cao rồi để đấy. Vì thế, fải nghiêm khắc hơn trog môn tập làm văn: viết mà ko có ý thì cho nó die luôn chứ ko fải nhìn bài dài dài thì cố gắng cho 5-6. Cũng cần yêu cầu bọn nó luyện tập viết đoạn nhiều hơn trong giờ TLV (đừng có biến giờ này thành giờ văn học thứ 2!). Bởi cơ hội để viết 1 bài văn hoàn chỉnh (như bài kiểm tra) thì 1 kỳ cũng đc vài bài chứ mấy, làm sao bọn nó lên level được? no pain, no gain! 
  • (Nếu bảo là fải practice = cách viết cả bài để 'có 1 cái nhìn tổng thể', thì tớ suggest nên cơ cấu lại cái cách ra đề TLV. Bởi với cái đề văn bây h, viết cả bài vậy quá quá dài (7-8 mặt giấy tập), bọn nó chả có đủ time đâu mà thường xuyên viết!)
  • Lập dàn ý cũng là 1 kỹ năng cực kỳ quan trọng. Nó giống như plan/project thôi. Ko prepare cẩn thận thì đến lúc thực hiện sẽ rối beng. Tương tự thế, ko có dàn ý tốt thì can't manage mìh định viết cái gì.

*Đối với các bạn bi h ko còn cơ hội "ngồi trên ghế nhà trường":

  • Đơn giản thôi, practice = cách phác ra 1 cái dàn ý trước khi định viết cái gì. Dàn ý rất rất và cực kỳ quan trọng. 1 dàn ý tốt sẽ thể hiện rõ ràng idea của ng` viết: nó cho thấy họ đã nắm vấn đề chắc chắn đến đâu. &a ngược lại, 1 dàn ý tồi sẽ thậm chí làm rối beng các hiểu biết, kiến thức trog đầu ng` viết.
  • Khi viết, chia các ý thành từng đoạn, từng fần. Mỗi đoạn cần có 1 câu nêu lên ý chính của đoạn (đối với các fần thì đặt tên of fần đó, để ng` đọc hiểu đc fần đó định nói j` ;) .)
  • Kiểm tra bằng cách đọc lại bài đã viết, tự hỏi: Đoạn này, fần này mìh định nói cái j`? Những j` mìh viết, có thực sự liên quan đến cái nội dung chủ đạo của đoạn/fần này ko?
  • Cơ cấu jữa các fần cho hợp lý. Ví dụ thân bài có 2 ý. Ý 1 viết dài 4pgs, ý 2 viết đc nửa trang: nhìn về mặt cảm quan đã thấy ko ổn. Tương tự thế: chương 1 có fần 1.1. với 1.2. fần 1.1. 2 pages mà 1.2. đến 20 pages thì hơi có vấn đề :-s.
  • Vòng vo vừa fải thôi. Vdụ kể về nhà em (giả sử ở HN). thì vòng vo lắm cũng chỉ nên xuất fát từ HN, vdụ "HN là 1 thủ đô văn hiến... blah blah... và nhà thân iu của t đag ở đó". chứ đi vòng kiểu "Trái Đất là 1 hàh tih dễ thương... với 5 châu trog đó châu Á bản sắc... ở châu Á, khu vực Đôg Nam Á rất là abc... & 3 nước đông dương cực kỳ xyz... trong 3 nước í thì Việt Nam mnpq... VN có 64 tỉnh thành, mà Hà Nội là "trái tim của cả nước"... trog (1 đống) quận huyện của HN thì... và nhà tôi... ở đấy!!!". (Má ơi, chết luôn!)

Vài lời mạo muội, không có ý "múa rìu qua mắt thợ" trước các bác nghiên cứu văn chương, các nhà cải cách giáo dục prò. Chỉ mong fần nào chặn bước những thảm họa nhan nhản nhan nhản.

[edited 2013.08.27]

Money, Banking and financial market - F.S. Mishkin

Giới thiệu: Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính - là tên bản dịch t.việt của cuốn sách này (dịch từ edition nào đó, hồi những năm 1990s). Lúc học Lý thuyết tài chính tiền tệ ở NEU, thầy Tuấn (iu quý) bắt bọn mình học sách này. Thanks thầy so much. I luv this book so so much!

Bản tiếng Anh này là 2000s edition, mìh mới ngó qua thôi :">. Nhưng biết nó hay nên share. Các bạn nào muốn nâng cao khả năng t.anh về banking & finance or muốn có hiểu biết toàn cảnh & căn bản về thị trường TC thì nên đọc nhé. À, sách này lấy ví dụ thực tế từ thị trường US hay lắm ;)

Link download

Friday, January 29, 2010

Dove (1)

Đọc đc cái câu này thấy ức chế quá:
Các dự án xây dựng của VN cũng cần phải tính đến khả năng cạnh tranh quốc tế, như nhà máy lọc dầu Dung Quất chỉ có công suất 6,5 triệu tấn/năm trong khi công suất khoảng 12 triệu tấn/năm mới có sức cạnh tranh quốc tế thì đó nên là bài học cho các dự án đầu tư sau này…
Tóm lại bài này ủng hộ tiếp tục kích cầu. (trong khi entry mình vừa post thì ngược lại).
Xem toàn bài ở đây

p/s: khái niệm Dove & Hawk là follow blog bác Giang

Bài học từ hỗ trợ lãi suất

Bài này bookmark lâu rồi mà bây giờ mới đọc. Thích 2/3 bài.
Rất thích khi đọc đến đoạn subsidies fải giở Economics ra xem lại :">